Bộ môn Nhật Bản học tại trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn thành lập năm 1993 (từ năm 2019 đã trở thành ngành với mã số tuyển sinh riêng) đến nay đã có 25 khóa với gần 800 sinh viên tốt nghiệp.
Điểm trung bình đầu vào và đầu ra của sinh viên ngành Nhật Bản học thường ở top cao nhất Khoa Đông phương học nói riêng và Trường ĐHKHXH&NV nói chung. Hầu hết sinh viên đều tim được việc làm sau một năm ra trường và có mức thu nhập cao.
Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV là đơn vị đào tạo trọng điểm, tiên phong và uy tín hàng đầu Việt Nam về Nhật Bản học. Đó là nhờ định hướng đào tạo Nhật Bản học đi vào chiều sâu và mang bản sắc riêng.
Ngay từ ngày đầu thành lập, những người sáng lập ra Bộ môn Nhật Bản học Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội đã sớm nhận ra nhu cầu xa hơn về việc cần đào tạo một đội ngũ nhân lực chất lượng cao với hiểu biết toàn diện, sâu sắc về đất nước, ngôn ngữ, văn hóa và con người Nhật Bản. Nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu của các cơ quan chính phủ cần đội ngũ chuyên gia, tư vấn trong quan hệ với Nhật Bản; nhu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế có quan hệ với Nhật Bản cần đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc lâu dài với người Nhật, thông thạo ngôn ngữ, am hiểu văn hóa, tính cách, lối sống Nhật.
Giảng viên và sinh viên VNU-USSH thuộc câu lạc bộ Trà đạo Urasenke USSH đã tổ chức buổi trải nghiệm tại Trà thất Etokuan của Câu lạc bộ Trà đạo Urasenke Hà Nội.
Sinh viên đến từ Nhật Bản và sinh viên VNU-USSH giao lưu, trao đổi học thuật trong các hội thảo khoa học và hoạt động trải nghiệm
PGS.TS Phan Hải Linh chia sẻ: “Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học của Nhật Bản và châu Á, châu Âu, Mỹ,… Bộ môn Nhật Bản học đang từng bước mở rộng quan hệ hợp tác vượt ra khỏi khu vực châu Á với mong muốn xây dựng một ngành Nhật Bản học tại Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế”.
Bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng sâu rộng đỏi hỏi cấp bách phải có đội ngũ nhân lực có trình độ sau đại học với đầy đủ kiến thức chuyên ngành về Nhật Bản, có khả năng tư duy, tổng hợp và phân tích, có năng lực chuyên môn và ngoại ngữ, dự báo chiến lược nhằm phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách cho các cơ quan nhà nước, nghiên cứu giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu, làm việc tại các tổ chức quốc tế. Nhận thức được tiềm năng đó, trong thời gian qua, cùng với sự đồng hành, ủng hộ của ĐHQGHN, Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Lãnh đạo khoa Đông phương học, đội ngũ giảng viên bộ môn Nhật Bản học nỗ lực vượt bậc, bền bỉ, trách nhiệm đã xây dựng và bảo vệ thành công CTĐT bậc thạc sĩ và tiến sĩ ngành Nhật Bản học.
Hội thảo lấy ý kiến về đề án mở ngành đào tạo thạc sĩ Nhật Bản học với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu về Nhật Bản học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội
Và sáng 15/3/2023, Hội đồng thẩm định cấp ĐHQGHN, do PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải (Phó Giám đốc ĐHQGHN) chủ trì, với những chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm như GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, GS.TS. Momoki Shiro, PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực,... đã thông qua cả 2 chương trình "Thạc sỹ Nhật Bản học" và "Tiến sỹ Nhật Bản học".
Ngày 21/6/2023, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã kí Quyết định số 2178/QĐ- ĐHQGHN về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Nhật Bản học (mã số: 8310613) và Quyết định số 2176/QĐ- ĐHQGHN ban hành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Nhật Bản học (mã số: 9310613) và giao cho bet365 football
(VNU-USSH) tổ chức đào tạo.
Với CTĐT bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ, học viên, NCS sẽ được tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về Nhật Bản, từ ngôn ngữ, chính trị, kinh tế, văn hóa, văn học, giáo dục, ngoại giao, mỹ học, nghệ thuật, pháp luật Nhật Bản..., cũng như phương pháp luận nghiên cứu Nhật Bản.
Giảng viên tại bộ môn Nhật Bản học gồm 1 GS, 3 PGS, 4 TS có định hướng chuyên môn về Nhật Bản học, có kinh nghiệm thực hiện các chương trình nghiên cứu với Nhật Bản, phần lớn được học tập, nghiên cứu tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, có nhiều công trình khoa học có chất lượng liên quan đến Nhật Bản được công bố trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Nhật Bản học đến từ các trường đại học uy tín Việt Nam, Nhật Bản và nhiều nước khác.
Bộ môn Nhật Bản học đã xây dựng quan hệ giao lưu, trao đổi học thuật với các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản: Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Osaka, Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Tokyo Gakugei, Đại học Nữ Nara, Đại học Senshu, Đại học Nữ Showa… Thông qua đó, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh sẽ được trực tiếp tham dự các giờ giảng về Nhật Bản học của các giáo sư Nhật Bản và nước ngoài; các học bổng về học tập và nghiên cứu khoa học, cơ hội thực tập thực tế tại Nhật Bản.
Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV tiếp bà Bando Mariko, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học nữ Showa (Nhật Bản) đến thăm và làm việc với Nhà trường.
Như vậy, cho đến hiện tại, Bộ môn Nhật Bản học Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có đào tạo đầy đủ 3 bậc Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Nhật Bản học.
Phát huy thế mạnh của một đơn vị có truyền thống hơn 30 năm trong việc đào tạo, nghiên cứu về Nhật Bản học, đặc biệt với trí tuệ và tâm huyết của đội ngũ giảng viên là những
chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản và Đông Á hàng đầu ở Việt Nam, có nhiều năm tu nghiệp ở nước ngoài, ngành Nhật Bản học tại VNU-USSH sẽ phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với quốc tế, khẳng định vị thế hàng đầu tại Việt Nam đào tạo bài bản và chuyên sâu về Nhật Bản học.
>>>>> Các tin liên quan
Ngành Nhật Bản học Nhân văn Hà Nội: phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới (vnu.oddbark.com)
bet365 football
và Trường Đại học nữ Showa: Đối tác truyền thống và nghĩa tình (vnu.oddbark.com)