Tham gia buổi gặp gỡ, về phía Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch; GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch.
Đại diện Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu Trưởng; đại diện Trường ĐH Sư phạm thuộc ĐH Đà Nẵng có PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu - Phó Hiệu trưởng (trực tuyến); đại diện Trường ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có PGS.TS Võ Văn Sen - Chủ tịch HĐKH&ĐT (trực tuyến).
Về phía Nhà tài trợ có sự tham dự của ông Lê Thành Long và bà Huỳnh Thị Thương.
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện các đơn vị đã khẳng định ý nghĩa, giá trị khoa học và thực tiễn của Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất với chủ đề: “Nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ theo định hướng tiếp cận toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam”. Cách đây đúng 10 năm, vào tháng 4 năm 2014 tại TP. Hồ Chí Minh, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đã phát động giới Sử học cả nước đẩy mạnh nghiên cứu về Chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức nhằm tập hợp và tổng kết các thành tựu nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ quốc gia theo phương pháp tiếp cận toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam tính từ năm 2014 cho đến nay, phục vụ cho các chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong hoàn cảnh lịch sử mới.
Đây là Hội nghị Sử học toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức và sẽ mở ra thông lệ từ năm 2024 trở đi, cứ khoảng 5 năm một lần, sẽ luân phiên tổ chức tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu sử học lớn của cả nước, về các chủ đề khác nhau đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực tiễn xã hội.
Sau những trao đổi cởi mở, các đại biểu đã đi đến thống nhất về nội dung, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức hội nghị, cụ thể:
1 - Nội dung hội nghị:
- Tổng kết các kết quả nghiên cứu về quá trình xác lập, khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của các cộng đồng trên lãnh thổ Việt Nam trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Công bố những chủ đề mới, nguồn từ liệu mới, cách thức tiếp cận mới... trong nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ quốc gia phục vụ cho định hướng nghiên cứu toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam.
- Trao đổi, thảo luận để đề xuất giải pháp thúc đẩy hơn nữa nghiên cứu về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, nhất là chủ quyền biển đảo, góp phần phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
2 - Thời gian: Dự kiến tổ chức trong 01 ngày 15/6/2024 (thứ Bảy).
3 - Địa điểm:
Hội nghị sẽ được tổ chức tại bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
4 - Hình thức tổ chức:
Hội nghị sẽ được tổ chức trực tiếp tại Trường ĐHKHXH&NV, gồm ba phiên: Phiên Khai mạc, Phiên Thảo luận và Phiên Tổng kết, bế mạc. Hội nghị dự kiến sẽ có sự tham gia của khoảng 250 nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước với 150 báo cáo tham luận. Sau hội nghị, các báo cáo khoa học sẽ được chỉnh sửa, biên tập, hoàn thiện để xuất bản.
Kết thúc cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo các đơn vị và nhà tài trợ đã kí kết văn bản thoả thuận làm căn cứ cho việc phối hợp tổ chức Hội nghị thành công tốt đẹp.
Các đại biểu tham gia buổi lễ kí kết chụp ảnh kỉ niệm tại trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGNHN