Tọa đàm đã nhận được sự quan tâm tham dự của Ban lãnh đạo, giảng viên, cán bộ trường ĐHKHXH&NV, Nhà xuất bản Phụ nữ, hội nhà văn, đông đảo nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học gạo cội, và nhiều sinh viên, độc giả trẻ đến từ nhiều trường đại học. Dưới sự dẫn dắt của Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, các học giả: GS.TS Trần Nho Thìn, PGS.TS La Khắc Hoà, PGS. TS Trần Văn Toàn, PGS.TS Phạm Thành Hưng, Nhà nghiên cứu Trần Hinh, Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, GS.TS Trần Ngọc Vương, TS. Trần Ngọc Hiếu và nhiều học trò của ông tại Khoa Văn học, trường ĐHKHXH&NV, ĐH Sư phạm Hà Nội,... đã cùng trao đổi nhiều vấn đề thú vị xoay quanh Chuyện phố và thi pháp tiểu thuyết Phạm Quang Long.
Hội thảo được tổ chức ngay tại Sảnh tầng 1 Nhà E tạo ra không gian vô cùng cởi mở, gần gũi, dung dị nhưng chính con người, phong cách nghệ thuật nhà văn Phạm Quang Long
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên dẫn dắt phần trao đổi chuyên môn của toạ đàm
Phạm Quang Long đem đến cho người đọc những kiến giải sâu sắc và gửi gắm triết lý nhân sinh độc đáo về “làng”, về “phố”
Người đọc từng biết đến một nhà văn Phạm Quang Long đầy trăn trở với những vấn đề của thế sự, của đất nước trong những chuyển động và thay đổi, thao thiết với những câu chuyện của làng quê từ quá khứ đến hiện tại.Gần đây, chúng ta lại biết đến nhà viết tiểu thuyết Phạm Quang Long xâm nhập và thấu hiểu đời sống đô thị, hình dung con người và đời sống đô thị qua một không gian đặc biệt – không gian phố cổ, qua những câu chuyện về những con người vốn dĩ quen thuộc với ông trong những năm tháng ở trường Đại học Tổng hợp trong "Chuyện phố".
Tác giả Phạm Quang Long xúc động chia sẻ:
“Tôi viết và nhìn theo thế hệ các thầy cô của tôi, đó mãi mãi là những hình ảnh đẹp nhất trong đời tôi, tầm trí tuệ, tầm nhân cách các thầy cao vời vợi và có lúc khó khăn nhất, tôi đã bám vào đó để sống, tôi sẽ sống, làm việc để không hổ danh ngôi trường tôi đã được học tập, không làm các thầy cô tôi phải bận tâm và bây giờ tôi viết gửi tri ân đến các thầy cô, đến đồng nghiệp, bạn bè”.
Tác giả Phạm Quang Long chia sẻ tại buổi toạ đàm về cuốn tiểu thuyết "Chuyện phố"
"Tiểu thuyết của Phạm Quang Long đều là những câu chuyện, từ chuyện bạn bè sang chuyện làng quê, từ chuyện triết lý nhân sinh sang chuyện phố phường, thời cuộc. Tất cả đều là những truyện kể, những câu truyện vượt qua khung khổ khô khan của hồ sơ chữ nghĩa mà biến thành tâm sự, nỗi niềm như những câu chuyện gan ruột của con tim, không thể không giãi bầy, chia sẻ cùng bạn bè, độc giả.
Chuyện phố cuốn tiểu thuyểt mới nhất của nhà văn Phạm Quang Long
|
Chuyện phố xoay quanh chuyện gia đình ông Mưu, Chuyện phố tái hiện cảnh quan sinh động về cuộc sống của một gia đình “gốc” Hà Nội ở nơi tản cư; đặc biệt là sau khi ông “dinh tê” về thành, gà trống nuôi con xoay xở qua hai cuộc chiến.
Thái độ sống của ông Mưu - một nhà buôn chân chính, âm thầm biết trước biết sau mà lánh được những bão táp thời cuộc, rồi cả những mâu thuẫn, xung độ xuất phát từ những hằn học và mưu toan giữa các con ông khiến cho nền tảng văn hoá truyền thống gia đình ngày một rạn nứt,...tất cả những điều đó đã tạo ra những nút thắt tự sự, đồng thời khiến điểm nhìn về “Phố”, về “Hà Nội” trong tác phẩm của Phạm Quang Long trở nên mới lạ và bao trọn nhiều lớp nghĩa hàm ẩn.
“Chuyện phố” cũng chính là chuyện đời hay đúng hơn là câu chuyện về xã hội, văn hóa đô thị của Hà Nội đương đại đã được ông tái hiện một cách vô cùng sinh động qua số phận ba chìm bảy nổi của những con người từ nhiều vùng miền xa Hà Nội đến chốn kinh kì để mưu sinh. Nhưng một không khí bao trùm trong tiểu thuyết vẫn là không khí náo nức của công cuộc xây dựng và kiến tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nói đến thật tình là công cuộc mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân mình.”
"Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết có số phận riêng và có những trăn trở của riêng mình. “Chuyện phố” hiện ra một bức tranh ghép của những mảnh vụn phố xá Hà Nội. Mà ở đó, tác giả Phạm Quang Long, bằng lối hành văn đối thoại, đã đặt nhân vật trong tâm trạng bức bối, ít hành động, phần lớn là “làm ít, nói nhiều” để từ đó các vấn đề được đặt ra bàn thảo đều chuyển hóa thành các “câu chuyện”. Nhiều câu chuyện không diễn ra tuần tự theo cấu trúc thời gian mà được rút gọn, tổng hợp thành một vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết khiến người đọc phải suy ngẫm.
|
Một nhân sinh quan nhân văn và sự trăn trở giữ gìn tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc
Dày 450 trang, tiểu thuyết “Chuyện phố” của nhà văn Phạm Quang Long được nhiều nhà phê bình đánh giá là “tác phẩm đáng đọc” với thế giới nhân vật phong phú và độc đáo, với góc nhìn nhân văn sâu sắc. Là một tiểu thuyết thế sự, phản ánh câu chuyện nóng hổi của thời cuộc, nhưng “Chuyện phố” lại mang màu sắc lịch sử, phảng phất “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” trong những ngôi nhà phố cổ được miêu tả, trong những nét tính cách nhân vật gốc Tràng An được điểm xuyết.
Trong “Lời bạt” của tiểu thuyết PGS.TS Phạm Thành Hưng đã chia sẻ: “Chuyện phố” cũng chính là chuyện đời hay đúng hơn là câu chuyện về xã hội, văn hóa đô thị của Hà Nội đương đại đã được ông tái hiện một cách vô cùng sinh động qua số phận ba chìm bảy nổi của những con người từ nhiều vùng miền xa Hà Nội đến chốn kinh kì để mưu sinh. Nhưng một không khí bao trùm trong tiểu thuyết vẫn là không khí náo nức của công cuộc xây dựng và kiến tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nói đến thật tình là công cuộc mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân mình.”
PGS.TS Phạm Thành Hưng chia sẻ tại Toạ đàm
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, "Chuyện phố" là một tự sự về đô thị đương đại và cũng là một tự sự về văn hóa đương đại. Tác giả Phạm Quang Long đã nói về vấn đề văn hoá từ cái nhìn của một người ở làng đến cái nhìn ở một người trí thức sống ở thành thị và cả cái nhìn của một người đã quản lý văn hoá ở một thành phố là Thủ đô của đất nước.
“Từ sự đau lòng của một người Việt trước sự phôi phai, tàn tạ của văn hoá mà nơi nó biểu hiện rõ nhất đó là ở tầng lớp thượng lưu, tác giả đã có cái nhìn lịch sử, cái nhìn thời đại xuyên suốt tác phẩm. Anh nói chuyện làng chỉ là cái địa bàn làng, chuyện phố chỉ là cái địa bàn phố nhưng anh đã phổ vào đó những vấn đề còn đang giăng mắc, đan xen. Tất cả đều là những trăn trở, đau đớn và một phần nào đó còn là sự hiến kế văn chương của Phạm Quang Long trong công cuộc chấn hưng văn hoá hiện nay”,
Tác phẩm văn học chỉ có thể tồn tại khi nó có một đời sống vững chắc trong lòng bạn đọc. "Và tọa đàm khoa học “Chuyện phố - một tự sự về đô thị đương đại” được tổ chức trang trọng, ấm áp ngày hôm nay, ngay tại ngôi trường mà PGS.TS Phạm Quang Long có thời gian dài gắn bó và cống hiến, chính là cơ hội để chúng ta giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc cuốn tiểu thuyết này của ông. Đồng thời, đây cũng là một không gian trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, độc giả về các trần thuật địa điểm, nơi chốn và không gian văn hóa, không gian trải nghiệm, không gian kí ức của Hà Nội, từ đó đưa ra những cách tiếp cận với căn tính đô thị đương đại; đồng thời tạo ra các hệ quy chiếu để tiếp cận Chuyện phố trong đời sống văn học Việt Nam đương đại" - PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh.
Đại diện BGH Trường ĐHKHXH&NV tặng hoa chúc mừng PGS.TS Phạm Quang Long
PGS. TS Phạm Quang Long là một nhà quản lý, một nhà nghiên cứu, một giảng viên của bộ môn Lý luận văn học và đồng thời cũng là một nhà văn, một nhà viết kịch.
Ông nguyên là Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Trong thời gian công tác và giảng dạy tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ông được nhiều thế hệ học trò mến mộ qua các bài giảng lý luận văn học đặc sắc. Là người đọc nhiều, quan sát rộng, nghĩ sâu sắc, ông đã viết hàng chục vở kịch, trong đó nhiều vở đã được dàn dựng biểu diễn trên sân khấu, như: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nợ non sông, Những khoảnh khắc Hồ Chí Minh...
Tác giả Phạm Quang Long bắt đầu bước vào nghề sáng tác khá muộn nhưng lại có một bút lực dồi dào. Chỉ từ năm 2016 cho đến nay ông đã cho ra mắt 6 cuốn tiểu thuyết: Lạc giữa cõi người (Tiểu thuyết, 2016), Bạn bè một thuở (Tiểu thuyết, 2017), Cuộc cờ (Tiểu thuyết, 2018), Chuyện làng (Tiểu thuyết, 2020), Mùa rươi (Tiểu thuyết, 2022), Chuyện phố (Tiểu thuyết, 2024). Và cuốn nào cũng là những chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc, thể hiện một cách nhìn hồn hâu, nhân văn về cuộc đời, con người và gửi gắm triết lý nhân sinh độc đáo. |
Một số hình ảnh về Toạ đàm độc giả xem tại video:
>>>>> Báo chí đưa tin về sự kiện:
-
-
-
-
-
-
-
-
-