“Phan Huy Lê di cảo: Nhận thức lịch sử Việt Nam”: những bài viết đúc kết và nâng tầm nhận thức lịch sử
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê - một nhân cách lớn và một sự nghiệp lớn đã trở thành biểu tượng của giới sử học Việt Nam thời hiện đại. Ông là tấm gương sáng, niềm kiêu hãnh cho đồng nghiệp và các thế hệ học trò không chỉ trong nước và cả trên trường quốc tế.
Giáo sư Phan Huy Lê sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà (nay là Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình có truyền thống khoa bảng với nhiều trí thức thành danh như Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh, Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu…. Sẵn có những tố chất ưu trội được kế thừa từ Tổ nghiệp, cùng nỗ lực học tập của bản thân khi vừa tròn 18 tuổi, Ông đã được chọn vào học dự bị đại học ở vùng tự do Thanh Hoá. Tại đây, chàng thành niên Phan Huy Lê thông minh giàu nhiệt huyết, vốn có ước nguyện trở thành một nhà khoa học tự nhiên, đã được vị Giáo sư huyền thoại Trần Văn Giàu cảm hoá bén duyên với Sử học. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thầy Lê bắt đầu cuộc hành trình gắn với ngành sử và nghiệp dạy học.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê là một cây đại thụ của nền sử học Việt Nam hiện đại, một nhà khoa học, một nhà giáo tài danh. Giáo sư là một trong “Tứ trụ” huyền thoại của trường phái Sử học Tổng hợp nói riêng, của nền Sử học Việt Nam đương đại nói chung, người kế cận xuất sắc thế hệ khai sáng của nên Sử học Cách mạng Việt Nam.
Với cương vị Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2016 và Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ Trung đại, Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp, nay là Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, trong vòng 3 thập kỷ, Giáo sư đã có những đóng góp và cống hiến to lớn cho sự phát triển giáo dục và nền sử học nước nhà. Giáo sư cũng là người đã sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hóa thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội (tiền thân của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN hiện nay), đồng thời khởi xướng thành lập khoa Đông phương học thuộc Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, mở đường cho các ngành học mới là Đông Phương học, Nhật Bản học, Đông Nam Á học,… tại Việt Nam.
Giáo sư Phan Huy Lê cũng là người dẫn dắt giới sử học, dẫn dắt giới khoa học xã hội nhân văn giao kết, đối thoại với giới nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài, trở thành một trong những nhịp cầu quan trọng kết nối Sử học và các ngành khoa học xã hội Việt Nam với thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước. Tên ông đã trở thành niềm kiêu hãnh của học trò và đồng nghiệp trong nước và quốc tế.
Từ năm 1958 cho đến khi rời xa cõi tạm, với tư duy sắc sảo, nhạy bén; phương pháp làm việc khoa học, nghiêm cẩn; tinh thần quyết liệt, niềm say mê với nghiên cứu khoa học và một bút lực dồi dào, Giáo sư Phan Huy Lê đã để lại hơn 600 công trình có giá trị, trong đó rất nhiều công trình “vượt ra ngoài biên giới”, “tác phẩm mẫu mực trong đúc kết lịch sử”.
Nhân kỉ niệm 90 năm ngày sinh của Giáo sư (23/2/1934 -23/2/2024), các con, cháu của Giáo sư làm việc trong nhóm Sử học liên ngành, như vẫn được bố/ông ngoại hằng ngày chăm lo, dẫn dắt, đã tìm trong di cảo của Giáo sư những tổng kết hội nghị, hội thảo khoa học; những bài viết khai mở và định hướng cho nhiều hướng nghiên cứu mới; những trao đổi thảo luận về các vấn đề hay nhân vật lịch sử có nhiều gai góc, “nhạy cảm”… để tổng hợp, tổ hợp thành cuốn sách mang tên “Phan Huy Lê di cảo: Nhận thức lịch sử Việt Nam”.
Có thể nói những tổng kết khoa học của GS Phan Huy Lê luôn luôn đạt đến đỉnh cao và trở thành mẫu mực của sự “ngang bằng, sổ thẳng”, tô đậm thêm nhân cách và thành tựu sử học của người đứng đầu và đại diện tiêu biểu cho nền Sử học Việt Nam đang hội nhập và phát triển mạnh mẽ ở những thập kỉ cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
Ông Vũ Trọng Đại (Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời đại) xúc động chia sẻ: “Được trở thành đơn vị xuất bản cuốn sách “Phan Huy Lê di cảo: Nhận thức lịch sử Việt Nam” là một vinh dự rất lớn đối với công ty. Với lòng kính ngưỡng người Thầy vĩ đại, chúng tôi đã thực hiện công việc với tinh thần khẩn trương, cẩn trọng cao nhất để tác phẩm có thể xuất bản kịp tiến độ”.
Ông Vũ Trọng Đại (Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời đại) phát biểu tại Lễ ra mắt cuốn sách
GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang thay mặt nhóm tuyển lựa và biên soạn cuốn sách chia sẻ về ý tưởng và mong muốn của gia đình và học trò cung cấp thêm các thông tin khách quan, chân thực và qua đó giúp bạn đọc nhìn nhận rõ hơn không chỉ sự nghiệp Sử học vẻ vang của GS. Phan Huy Lê, mà cả những bước tiến mới của nền Sử học Việt Nam. Để có một công trình tổng kết toàn bộ di sản khoa học Giáo sư Phan Huy Lê để lại là việc vô cùng khó khăn, bởi trong hơn 60 năm lao động khoa học của mình Giáo sư đã để lại hơn 600 công trình nghiên cứu lịch sử ở rất nhiều mảng đề tài khác nhau. Từ năm 24 tuổi Giáo sư đã có những công trình vượt biên giới Việt Nam, và cho đến tuổi ngoài 80 tuổi Thầy vẫn giữ bút lực dồi dào, chủ trì rất nhiều công trình mang tầm quốc gia. Thông qua các công trình của mình, Giáo sư Phan Huy Lê thực sự là bậc thầy của sự đúc kết, nâng tầm những kết quả nghiên cứu, những phát hiện của Giáo sư đánh dấu bước ngoặt của nhận thức lịch sử Việt Nam, nhiều khái niệm lần đầu đặc biệt là về mặt nhận thức, phương pháp luận, tư duy, tinh thần kiên định bảo vệ đến cùng sự trong sáng, khách quan trong nghiên cứu lịch sử. Thầy Phan Huy Lê cũng chính là người dương ngọn cờ và kiên trì theo đuổi những đề tài nghiên cứu mới mẻ, nhạy cảm mà không phải ai cũng dám làm. Vì vậy, nhiều nhân vật lịch sử, triều đại được nghiên cứu một cách đa chiều, khách quan, công bằng và có được vị trí như ngày nay: Nhà Mạc, Nhà Nguyễn,… Một người thầy lớn là người thầy mà bất kì ai cũng có thể học tập được ở thầy một điều gì đó, dù không được thầy trực tiếp giảng dạy. Và Giáo sư Phan Huy Lê là một người thầy như vậy. Tôi chắc chắn rằng, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước dù ở lĩnh vực nào, hoặc những nhà nghiên cứu trẻ, học sinh, sinh viên hãy đọc những công trình của Thầy hoặc viết về Thầy sẽ học được một điều gì đó vô cùng ý nghĩa cho cuộc đời, sự nghiệp của mình từ Nhân cách sử học Phan Huy Lê”.
GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang giới thiệu khái quát về nội dung và giá trị cuốn sách tập hợp công trình tiêu biểu của Giáo sư Phan Huy Lê
"Về đề tài nghiên cứu về các nhân vật lịch sử, Giáo sư Phan Huy Lê còn có nhiều bài viết với những đánh giá mẫu mực, công bằng và công minh. Cuốn sách chỉ chọn giới thiệu 3 bài viết tiêu biểu về Trần Hưng Đạo, Phan Thanh Giản và Cao Xuân Dục. lịch sử quân sự và các cuộc chiến tranh giữ nước. Số lượng như vậy đặt trong cơ cấu chung của lần xuất bản này là hợp lý và cũng đủ minh chứng cho thành công nổi bật của GS. Phan Huy Lê trong mảng đề tài hóc búa này", GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc nhận xét.
Một số công trình tiêu biểu của Giáo sư Phan Huy Lê, trong đó có cuốn sách được hoàn thành khi Thầy mới tròn 25 tuổi
Cuốn sách "Phan Huy Lê di cảo: Nhận thức lịch sử Việt Nam"
Công ty CP Times trao tặng sách tới bet365 football
, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
Những bức ảnh quý về sự tận hiến cho khoa học nói chung và nền sử học Việt Nam của Giáo sư Phan Huy Lê
Cũng trong khuôn khổ hoạt động kỉ niệm 90 ngày sinh của Giáo sư Sử học, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, Bảo tàng Nhân học thuộc Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức sưu tầm và trưng bày 126 hình ảnh về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của Giáo sư Phan Huy Lê từ khi còn là một sinh viên đại học đến khi trở thành một cây đại thụ của nền Sử học Việt Nam.
Phần một: Chân dung GS. NGND Phan Huy Lê gồm 11 bức ảnh đặc tả chân dung một nhân cách sử học qua từng giai đoạn khác nhau từ khi còn là một sinh viên đại học với nhiều hoài bão cho đến khi trở thành một cây đại thụ của nền sử học Việt Nam hiện đại.
Phần hai: Hoạt động đào tạo gồm 8 bức ảnh như những lát cắt xáo trộn thời gian về nhiều thế hệ học trò khác nhau được hưởng dự sự giáo dục toàn nguyên từ GS. NGND Phan Huy Lê.
Phần ba: Hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế gồm 56 bức ảnh phần nào mô tả quá trình “tiến dần tới chân lý lịch sử” của một nhà sử học nghiêm cẩn; đồng thời phản ánh trường hợp tác rộng lớn từ trong nước tới cộng đồng học thuật quốc tế của một sử gia có ảnh hưởng xã hội với khát vọng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Những bức ảnh cũng lưu dấu chân điền dã của nhà sử học thực chứng Phan Huy Lê ở khắp mọi miền đất nước.
Phần bốn: GS. NGND Phan Huy Lê với thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp gồm 43 bức ảnh kể lại những câu chuyện xúc động và thân thương giữa Thầy và học giới. Trong đó có sự hiện diện của các bậc “Danh sư” Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu... và “Tứ trụ sử học” huyền thoại Lâm - Lê - Tấn - Vượng cùng biết bao thế hệ học trò, đồng nghiệp trong và ngoài nước.
Phần năm: GS. NGND Phan Huy Lê với gia đình gồm 8 bức ảnh thể hiện một đời sống gia đình thanh nhã và hạnh phúc của GS. NGND Phan Huy Lê cùng phu nhân - nhà giáo Hoàng Như Lan và các con, cháu, chắt.
PGS.TS Đặng Hồng Sơn (Giám đốc Bảo tàng Nhân học, trường ĐHKHXH&NV) giới thiệu về trưng bày hình ảnh nhân kỉ niệm 90 năm Ngày sinh của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê
Trưng bày ảnh cũng như sự ra đời của cuốn sách “Phan Huy Lê di cảo: Nhận thức lịch sử Việt Nam” là tấm lòng thành kính của gia đình, học trò, các thế hệ hậu bối kính ngưỡng, tưởng nhớ Người Thầy, Danh sư, Sử gia kiệt suất của nền sử học Việt Nam hiện đại: Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê.
Một số hình ảnh tại sự kiện:
Thông tin tóm tắt về Lễ ra mắt cuốn sách và trưng bày ảnh, xem tại link:
Tin bài liên quan:
(Báo Đại biểu nhân dân)