bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Webinar #8 “Stress công việc - Chuyện không của riêng ai” gợi mở nhiều giải pháp để đối mặt với căng thẳng, stress trong công việc

Thứ bảy - 10/12/2022 05:05
Tối ngày 03/12 vừa qua, Webinar #8 với chủ đề “Stress công việc - Chuyện không của riêng ai” do Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học xã hội (CIRSS) tổ chức đã diễn ra thành công trên nền tảng trực tuyến với sự tham gia của nhiều bạn trẻ trên khắp cả nước. Diễn giả của buổi Webinar là PGS.TS. Lê Thị Minh Loan (Tổ trưởng bộ môn Tâm lý học Quản lý – Kinh doanh, Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV).
Stress công việc đã không còn là một chủ đề xa lạ đối với những người lao động, tuy nhiên đó vẫn là một vấn đề nan giải đối với mỗi cá nhân và đặc biệt là với các tổ chức vì stress có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Ở cấp độ cá nhân nhìn từ chiều cạnh sinh học, khi cá nhân cảm thấy căng thẳng trong công việc họ có thể bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, dạ dày. Nhìn từ chiều cạnh tâm lý, căng thẳng còn làm giảm cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống cá nhân, có nguy cơ khiến người lao động bị kiệt sức hoặc lãnh đạm về mặt nghề nghiệp, làm dụng chất gây nghiện, rối loạn tâm thần, tự tử. Ở cấp độ tổ chức, khi một cá nhân cảm thấy căng thẳng trong công việc thì mức độ gắn kết tình cảm với tổ chức sẽ thấp hơn, cảm thấy rằng những lợi ích mà họ nhận được là không nhiều, ít nỗ lực và cống hiến cho công việc, mà hậu quả của nó là hiệu quả công việc thấp, xu hướng bỏ việc gia tăng.
PGS.TS. Lê Thị Minh Loan đã chỉ ra các nguyên nhân tạo ra sự căng thẳng trong công việc:
  1. Đặc điểm về nhân cách của cá nhân
  • Trong năm thuộc tính của nhân cách, những người tận tâm với công việc và những người nhiễu tâm/ không ổn định về cảm xúc sẽ có nguy cơ dễ bị căng thẳng hơn trong công việc.
  • Ngoài ra, những người hướng ngoại cũng sẽ có nguy cơ bị stress nếu như công việc ít cho họ cơ hội tiếp xúc, trao đổi với người khác. Ngược lại, với những người hướng nội, nếu công việc của họ yêu cầu phải giao tiếp nhiều, điều đó có thể tạo cho họ sự căng thẳng.
  • Theo thang đo 16 yếu tố nhân cách của Cattell, “ lo lắng” là một yếu tố nguy cơ gây ra căng thẳng.
  • Nhân cách loại A (cạnh tranh, hiếu chiến, luôn bị thúc ép về thời gian, nhu cầu thành tích lớn, thù địch) sẽ dễ bị căng thẳng trong công việc hơn những nhân cách loại B với các đặc điểm nhân cách ngược lại loại A.
  1. Các vấn đề về công việc:
  • Tính chất công việc: Công việc quá dễ hoặc quá khó so với năng lực của người lao động cũng là áp lực rất lớn đối với họ.
  • Đặc thù ngành nghề: Một số ngành nghề cũng mang lại rủi ro gây ra sự căng thẳng, ví dụ như ngành y tế, xây dựng, hàng không, kế toán, kinh doanh. Bên cạnh rủi ro về mặt thể chất cũng có sự rủi ro về mặt tinh thần.
  • Môi trường làm việc quá ồn ào, bụi bặm, ngột ngạt hay gian phòng làm việc được thiết kế quá đơn giản hoặc lòe loẹt.
  • Thời lượng làm việc kéo dài. 
  • Trách nhiệm của cá nhân trong công việc: trách nhiệm càng lớn thì họ càng dễ bị áp lực vì những hệ quả hoặc vấn đề xảy ra trong công việc không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn đến nhiều người khác.
  • Vai trò công việc nắm giữ: Những nhân viên bị mơ hồ về vai trò (không biết rõ về vị trí, phạm vi công việc của mình) hoặc bị xung đột về vai trò (biết rõ công việc của mình nhưng lại cảm thấy bị đòi hỏi quá cao, nhiệm vụ không phù hợp, không tương thích với các vai khác) sẽ có nguy cơ bị stress công việc nhiều hơn.
  • Thiếu sự cân bằng giữa vai công việc và vai gia đình
  1. Môi trường của tổ chức
  • Sự thay đổi của công nghệ thông tin: 
  • Mối quan hệ với đồng nghiệp không thực sự thuận lợi, có sự mâu thuẫn.
  • Người lãnh đạo không tin tưởng, định kiến, không công bằng, đánh giá thiếu khách quan...
PGS.TS. Lê Thị Minh Loan giới thiệu với người tham dự về các bước giải quyết căng thẳng trong công việc theo sự hướng dẫn của Cartwright và Cooper (1997): (1) Nhận thức đúng và chấp nhận sự tồn tại của vấn đề; (2) Nhận dạng vấn đề và cố gắng loại trừ hoặc thay đổi sự căng thẳng của vấn đề; (3) Tìm cách ứng phó nếu vấn đề căng thẳng không thay đổi được; (4). Giám sát và xem lại kết quả ứng phó. Qua đó, diễn giả chia sẻ một vài cách ứng phó khi bị stress công việc từ góc độ của cá nhân và tổ chức.
  • Từ phía cá nhân: Lập danh sách các việc cần làm, sắp xếp mức độ ưu tiên của các công việc khác nhau; Thay đổi niềm tin tiêu cực thành niềm tin tích cực mang tính hỗ trợ, nâng đỡ nhiều hơn; Dùng cơ chế phòng vệ (mang tính tạm thời), ví dụ như dồn nén, đổ lỗi, hợp lý hóa các vấn đề…; Thư giãn: trò chuyện với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp mà ta thực sự tin tưởng và có những điểm tương đồng với mình; chơi những môn thể thao yêu thích trong giờ giải lao ở cơ quan hoặc cuối ngày làm việc; tập yoga, gym; uống một tách trà/cafe, nghe bản nhạc yêu thích; chơi game, dùng mạng xã hội…; Sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý để được hỗ trợ giải tỏa tâm lý.
  • Từ phía tổ chức: Hỗ trợ người lao động thích nghi với môi trường làm việc bằng cách đặt ra quy định để các nhân viên tuân theo; Xây dựng khu/phòng thư giãn; Mở phòng/trung tâm tư vấn cho người lao động có những cách phù hợp vượt qua căng thẳng; Thiết lập lại công việc đối với người lao động có sự mơ hồ hoặc xung đột về vai trò; Thiết lập môi trường làm việc lành mạnh - đó là một môi trường thân thiện, tích cực, ít áp lực, và an toàn cho người lao động.
Khép lại phần chia sẻ của mình, PGS.TS. Lê Thị Minh Loan nhấn mạnh rằng việc loại bỏ hoàn toàn căng thẳng là điều không hề dễ dàng và không có một công thức ứng phó chung cho bất kỳ ai vì nó còn tùy thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân, tổ chức. Vì vậy, mỗi chúng ta cần dành thời gian tìm hiểu và sử dụng những cách phù hợp với mình để có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực sau giờ làm việc căng thẳng và tiến xa hơn là giảm căng thẳng công việc nói chung.
Diễn giả PGS TS Lê Thị Minh Loan
PGS.TS Lê Thị Minh Loan (Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV)
Host PGS TS Bùi Thị Hồng Thái
Dẫn chương trình PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái ((Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV)
Thông qua những chia sẻ gần gũi của chuyên gia, hi vọng mỗi người tham gia sẽ tìm ra cho mình cách thức ứng phó lành mạnh phù hợp với bản thân khi gặp căng thẳng công việc.
W8 3
 
W8 5
 
W8 4
Talkshow đã nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo các bạn sinh viên trong trường và các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

 

Tác giả: Ngọc Lan

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây