bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Chúng ta đang thiếu quan tâm đến gia đình

Thứ hai - 02/07/2012 11:35
Gia đình Việt Nam đang thay đổi theo sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, có những thay đổi tích cực nhưng cũng có những thay đổi theo xu hướng tiêu cực. Những thay đổi ấy đang tác động rất lớn tới xã hội, đặc biệt là sự hình thành con người với những giá trị và chuẩn mực mới. GS.TS Lê Thị Quý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, Trường ĐHKHXH&NV - cho rằng: Cần có chính sách cụ thể của Nhà nước về phát triển gia đình Việt Nam dựa trên cơ sở những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện, để gia đình Việt Nam thực sự phát triển lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển của xã hội và mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân.
Chúng ta đang thiếu quan tâm đến gia đình
Chúng ta đang thiếu quan tâm đến gia đình
Gia đình Việt Nam đang thay đổi theo sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, có những thay đổi tích cực nhưng cũng có những thay đổi theo xu hướng tiêu cực. Những thay đổi ấy đang tác động rất lớn tới xã hội, đặc biệt là sự hình thành con người với những giá trị và chuẩn mực mới. GS.TS Lê Thị Quý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, Trường ĐHKHXH&NV - cho rằng: Cần có chính sách cụ thể của Nhà nước về phát triển gia đình Việt Nam dựa trên cơ sở những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện, để gia đình Việt Nam thực sự phát triển lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển của xã hội và mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. - Dựa trên những nghiên cứu của mình, giáo sư đánh giá thế nào về những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay so với thời kì trước? Đây là một vấn đề rất lớn không thể ngay lập tức trả lời đầy đủ và toàn diện. Nhưng có thể khái quát lại những thay đổi của gia đình Việt Nam ở bốn khía cạnh: quy mô, các mối quan hệ trong gia đình, chức năng của gia đình, bản chất của gia đình. Quy mô, cơ cấu của gia đình Việt Nam thay đổi theo hướng có nhiều gia đình hạt nhân hơn, tức là gia đình chỉ có bố mẹ với con cái mà thôi. Về các mối quan hệ trong gia đình, chúng ta có thể cảm nhận rõ nhất khi quan sát chính cuộc sống của những người quanh ta. Ví dụ: trước đây gia đình thời phong kiến chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đạo hiếu là hạt nhân trong mối quan hệ bố mẹ - con cái, hay tam tòng là bổn phận của người phụ nữ trong gia đình. Theo đó, sự áp đặt của quyền uy cha mẹ đối với con cái trong hôn nhân được thể hiện qua câu: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Ngày nay, quyền bình đẳng giữa các cá nhân trong gia đình tăng lên, tính dân chủ trong gia đình cũng cao hơn. Sự áp đặt đến từ một phía như chồng - đối với vợ, hay cha mẹ - đối với con cái ngày càng giảm bớt đi. Gia đình có nhiều chức năng: chức năng kinh tế, văn hoá, chính trị, tâm lí tình cảm… Các chức năng này cũng đều biến đổi mạnh. Ví dụ: sự biến đổi chức năng kinh tế: trước đây thời bao cấp hai bố mẹ làm công ăn lương, là lao động chính nuôi các con. Bây giờ thì gia đình có thể trở thành đơn vị sản xuất trực tiếp, làm ra của cải vật chất và mọi thành viên đều có thể đóng góp tham gia làm kinh tế. Về bản chất, gia đình hiện cũng không còn là tổ ấm duy nhất cho mỗi thành viên. Trước đây, trong xã hội nông nghiệp, mọi người sống quây quần, mối quan hệ tình cảm ràng buộc chặt chẽ. Ngày nay, các mối quan hệ xã hội phát triển mạnh, mỗi cá nhân đóng nhiều vai trò, tham gia mạnh hơn vào các hoạt động xã hội. Người lớn có mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, thậm chí quan hệ trong một nhóm cùng chung lợi ích hay sở thích riêng. Trẻ em trong quá trình đi học và vui chơi cũng tham gia vào nhiều mối quan hệ bàn bè đồng lứa khác. Mối quan hệ ràng buộc thân thiết trong gia đình bị suy giảm.

- Vậy đâu là những thay đổi tích cực nhất thưa giáo sư? Chúng ta đang đối mặt với sự phân hoá. Nếu trước đây, chúng ta có sự bình đẳng trong nghèo khổ thì bây giờ, chúng ta chứng kiến có những gia đình giàu lên rất nhanh. Đi kèm với điều kiện về vật chất thì các gia đình có điều kiện hơn để phát triển văn hoá, giáo dục và giao lưu phát triển rất mạnh. Đó là những thay đổi rất tích cực. Sự phát triển ấy giúp các gia đình có điều kiện nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của mình. Việt Nam hiện có 40% dân số có nhu cầu công tác xã hội. Đây là con số lớn. Nhưng ngay cả đối với các gia đình nghèo, họ cũng có cơ hội để thay đổi cuộc sống của mình, nếu họ chăm chỉ, hăng say lao động và có tài năng. Rõ ràng là xã hội đã có sự bình đẳng về cơ bản để các gia đình đều có điều kiện tốt hơn để phát triển. Nhà nước Việt Nam đã có chính sách rất đúng đắn khi hỗ trợ những gia đình làm giàu chính đáng nhưng đồng thời cũng hỗ trợ các gia đình nghèo khó vươn lên. - Nhưng dường như chưa bao giờ xảy ra những vấn đề xã hội nỏng bỏng liên quan đến gia đình như ngày nay: những vụ án con cái giết cha, mẹ, người thân giết người thân; những tội ác nghiêm trọng mà trẻ em là thủ phạm; ngoại tình, li hôn trở nên phổ biến; hiện tượng đồng tính và kì thị xã hội; xu hướng tách tình dục khỏi tình yêu và gia đình; bạo lực gia đình, bạo lực xã hội...? Đó là vì chúng ta quá tập trung phát triển kinh tế nhưng lại thiếu quan tâm đến các vấn đề xã hội, gia đình. Điều ấy đã thả lỏng cho gia đình phát triển không theo chuẩn mực nào cả. Chúng ta phá vỡ hệ giá trị cũ, cho rằng các quan điểm Nho giáo là lạc hậu nhưng lại không xây dựng được hệ giá trị mới cho gia đình. Đó là cái giá phải trả rất đắt cho việc phát triển kinh tế nhưng không tương đồng với phát triển xã hội. Có thể có một so sánh hơi khập khiễng là như một gã trọc phú vừa giàu lên rất nhanh nhưng lại ít văn hoá. Nên nhớ, gia đình là nơi thực hiện chức năng xã hội hoá mạnh nhất đối với cá nhân. Con người phát triển từ con người sinh học sang con người xã hội trước hết là từ trong môi trường gia đình. Chúng ta học cách thích nghi với những chuẩn mực xã hội, tham gia vào quá trình lao động để làm ra của cải vật chất, học cách tôn trọng các nguyên tắc mà xã hội đặt ra, học cách yêu thương, hợp tác, giúp đỡ mọi người trong công việc và cuộc sống... Tất cả những điều ấy đều phải được giáo dục, dạy dỗ, phát triển từ gia đình với những người thân, mà trực tiếp nhất là ông, bà, bố, mẹ, anh chị em. Nếu con người mà tách khỏi quá trình này thì chẳng khác loài vật. Chúng ta đã từng biết đến hiện tượng người “rừng”, hoặc trẻ em được chó sói nuôi từ bé trong rừng, đến khi lớn lên dù hình hài là của con người nhưng các hành vi không khác gì của loài vật cưu mang nó. Hay như hiện tượng đồng tính bạn đã nhắc ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết ra sao? Một mặt điều này đòi hỏi xã hội phải tôn trọng quyền, nhu cầu chính đáng của con người nhưng mặt khác, khi hiện tượng này trở thành một xu hướng, trào lưu thì lại gây nguy hại rất lớn cho xã hội. Hay ngoại tình nếu trở thành “mốt”cũng là một biểu hiện lệch lạc trong phát triển gia đình đã ảnh hưởng đến sự tồn tại của gia đình và hạnh phúc của các thành viên. Tất cả những vấn đề trên đều đang “bùng nổ” mà có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục gia đình, nhưng hiện chúng ta đang còn ít những nghiên cứu và định hướng đúng đắn trong xã hội.

- Được biết, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vào tháng 5/2012 vừa qua, giáo sư đánh giá thế nào về sự kiện này? Những nghiên cứu về gia đình ở các nước phương Tây đã làm từ rất lâu rồi và họ có những thành tựu nhất định. Ở Việt Nam, Nhà nước bắt đầu quan tâm đến gia đình như một trong những thiết chế xã hội đặc thù và quan trọng cho sự phát triển xã hội. Việc ban hành Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam vừa qua được coi là một trong những hành động tích cực. Nhưng tiếc rằng những tiêu chí để xây dựng và phát triển gia đình được nêu ra trong Chiến lược còn khá chung chung.
Tôi nghĩ về phía Nhà nước cần thành lập ngay Bộ Gia đình và bình đẳng giới với chức năng tương xứng, nhân lực có kinh nghiệm, hiểu biết để giải quyết các vấn đề gia đình hiện nay. — GS.TS Lê Thị Quý
Ví dụ: chúng ta đưa ra những tiêu chí về gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc nhưng hiểu thế nào là no ấm, bình đẳng, hạnh phúc thì còn phải làm rõ. Thời bao cấp, no ấm là được ăn no, nhưng ngày nay, no ấm còn là ăn ngon, đủ chất và ăn theo nhu cầu nữa. Hay bình đẳng có phải là con ngang bằng với cha mẹ, mọi người có nhu cầu và được làm mọi việc theo sở thích? Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh đến quyền mà không quy định trách nhiệm đi kèm thì sẽ ra sao? Rồi bình đẳng phát triển giữa các thành viên trong gia đình với nhau là thế nào? Hay chúng ta quan niệm thế nào là hạnh phúc? Có phải một người vợ hi sinh suốt đời phục vụ chồng, nuôi các con lớn khôn, làm tròn trách nhiệm với cha me, người thân mà không màng đến nhu cầu cá nhân của mình mới là hạnh phúc? Sở dĩ hệ giá trị chuẩn mực của Nho giáo có một sức sống lâu dài hàng nhiều thế kỉ một phần là do nó có các tiêu chí quy định rất rõ ràng. Ví dụ: con cái đối với bố mẹ phải đặt chữ hiếu làm đầu, vợ phải chung thuỷ và phục tùng chồng, chồng phải thương yêu vợ; bố mẹ phải yêu thương, khoan dung với con cái... Chúng ta cũng cần có những tiêu chí xác thực rõ ràng hơn. - Vậy, chúng ta nên bắt đầu từ đâu và đâu là giải pháp quan trọng? Tôi nghĩ về phía Nhà nước cần thành lập ngay Bộ Gia đình và bình đẳng giới với chức năng tương xứng, nhân lực có kinh nghiệm, hiểu biết để giải quyết các vấn đề gia đình hiện nay. Bởi nòng cốt của xã hội là gia đình, thiết thân nhất với mỗi cá nhân là gia đình. Gia đình là nơi sinh ra con người, giáo dục các cá nhân trở thành những con người tốt cho xã hội, góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Một thiết chế quan trọng như vậy, một vấn đề xã hội lớn như vậy phải có một cơ quan quản lí chính thức. Và những người làm quản lí về công tác gia đình phải học kiến thức, kĩ năng và có nhiệt tình. Nhà nước cần có chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo dục gia đình, quan tâm đặc biệt đến công tác xã hội, hỗ trợ gia đình nghèo. Rồi phải có chính sách nâng cao chất lượng dân số bắt đầu từ gia đình. Ví dụ: Việt Nam đã có thể tiến hành chọn lọc nòi giống tốt và thải loại nòi giống kém qua các biện pháp y học liên quan đến sinh sản của gia đình. Về công tác giáo dục, chúng ta cần cần triển khai mạnh mẽ hơn các chương trình giáo dục kiến thức về gia đình cho các cặp vợ chồng trước khi họ kết hôn... - Giáo sư đã đề cập đến sự thay đổi của các hệ giá trị, chuẩn mực trong gia đình, trong đó có sự thay đổi về quan niệm hạnh phúc. Vậy nhìn từ góc độ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tiêu chí hạnh phúc ở đây là gì theo quan điểm của giáo sư? Nhu cầu của mỗi cá nhân và gia đình là vô cùng và khó để thoả mãn được tất cả. Nhưng theo tôi, trong một gia đình, nhu cầu của mỗi cá nhân phải được đảm bảo, hài hoà giữa quyền lợi và trách nhiệm, để tìm thấy sự tự do và hạnh phúc nhất định của mình nhưng trên cơ sở không chà đạp lên tự do và hạnh phúc của người khác trong gia đình. Mỗi cá nhân được hưởng sự tôn trọng và tình cảm yêu thương của những thành viên khác, được tạo điều kiện như nhau về cơ hội phát triển, đóng góp cho gia đình và xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. - Xin cảm ơn giáo sư về cuộc trò chuyện.

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây