bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Lễ phát động cuộc thi Tìm kiếm các sản phẩm truyền thông “Song hành vì Bình đẳng giới”

Thứ tư - 07/12/2016 04:25
Ngày 7/12/2016, tại Trường ĐHKHXH&NV đã diễn ra lễ phát động cuộc thi Tìm kiếm các sản phẩm truyền thông “Song hành vì Bình đẳng giới”.
Lễ phát động cuộc thi Tìm kiếm các sản phẩm truyền thông “Song hành vì Bình đẳng giới”
Lễ phát động cuộc thi Tìm kiếm các sản phẩm truyền thông “Song hành vì Bình đẳng giới”

Tham gia buổi lễ có ông Robbie Taylor, Phó Đại sứ, Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam; bà Nguyễn Vân Anh (Giám đốc CSAGA), bà Socho Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women; GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cùng đại diện ban lãnh đạo và các bạn sinh viên Nhà trường.

Bạo lực phụ nữ là vấn đề xã hội nghiêm trọng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo công bố của cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), một phần ba số phụ nữ và trẻ em gái trên toàn Thế giới là nạn nhân của bạo lực giới. Tại Việt Nam, bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và sự thịnh vượng của phụ nữ. Một phương thức hiệu quả trong ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ là truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới và bạo lực giới. Nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Quốc gia 16 ngày hành động Xóa bỏ mọi Hình thức Bạo lực và Kỳ thị với Phụ nữ và Trẻ em gái, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) phối hợp với ĐSQ New Zealand tại Hà Nội phát động cuộc thi Tìm kiếm các sản phẩm truyền thông “Song hành vì Bình đẳng giới”.

Phát biểu tại buổi lễ, GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện này với Nhà trường, nơi đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên là nữ giới. Chủ đề bình đẳng giới đã được nhấn mạnh trong nhiều đề tài nghiên cứu của Nhà trường, trong đó những nghiên cứu của Bộ môn  Xã hội học Gia đình và Giới, Khoa Xã hội học. Đối với Khoa Báo chí và Truyền thông, Hiệu trưởng hy vọng rằng Khoa sẽ sản sinh ra những thế hệ nhà báo tương lai có hiểu biết sâu sắc về bình đẳng giới. Đối với Trường ĐHKHXH&NV, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, Hiệu trưởng mong muốn Nhà trường sẽ góp phần xóa nhòa ranh giới giữa trong xã hội nói chung và giữa nam và nữ giới nói riêng; cũng như tiếp nối truyền thống tôn trọng nữ giới của dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Hiệu trưởng mong các cựu sinh viên và sinh viên của Trường, đặc biệt là các nữ sinh, sẽ góp phần lan tỏa và quảng bá chiến dịch này để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội nói chung.

GS. TS Phạm Quang Minh phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội, ông Robbie Taylor (Phó Đại sứ) chia sẻ, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều định kiến giới trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ, trên các quảng cáo hình ảnh người phụ nữ vẫn còn được truyền tải theo những quan niệm cố hữu và bất bình đẳng. Vì vậy, báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong xóa bỏ những định kiến giới. Ông khuyến khích các bạn sinh viên sử dụng mạng xã hội như blog, facebook để chung tay xóa bỏ những định kiến đó. Ông tin rằng, tỷ lệ bất bình đẳng giới có thể được cải thiện ngay từ những hành động nhỏ của thế hệ trẻ. Điều đặc biệt là ông Robbie Taylor phát biểu với tư cách của một người sắp làm cha.

Ông Robbie Taylor phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt CSAGA, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm đã chia sẻ những số liệu về bạo lực giới tại Việt Nam và thế giới. Theo một nghiên cứu quốc gia lớn ở Việt Nam năm 2010, 58% phụ nữ đã từng ít nhất một lần chịu bạo lực từ người chồng, gia đình của mình. Theo một nghiên cứu khác của tổ chức PLAN, 87% phụ nữ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã từng bị quấy rối tình dục ít nhất một lần trong đời. Trong một nghiên cứu khác, trên 30 trường phổ thông tại Hà Nội, có 14% số trẻ em bị xâm hại tình dục. Đáng chú ý, bạo lực giới không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, thu nhập thấp mà còn ở các khu vực thành thị. Do đó, CSAGA bày tỏ niềm vinh dự khi được hợp tác với Trường ĐHKHXH&NV trong chiến dịch này nói riêng và những hoạt động xã hội thiết thực nói chung. Riêng với các nhà báo tương lai, bà Nguyễn Vân Anh bày tỏ niềm hy vọng vào các thế hệ nhà báo trẻ trong việc đem lại thay đổi trong nhận thức và hành vi về bình đẳng giới.  

Sau phần phát biểu khai mạc, các bạn sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV đã lắng nghe nội dung, thể lệ và phần hỏi-đáp về bình đẳng giới liên quan tới cuộc thi Tìm kiếm các sản phẩm truyền thông “Song hành vì Bình đẳng giới”.

Cuộc thi tìm kiếm sản phẩm truyền thông “Song hành vì bình đẳng giới” có mục đích khuyến khích các nhà báo, thanh niên và người dân cộng đồng tích cực tham gia viết bài, sản xuất các sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ tại Việt Nam. Đối tượng dự thi là các nhà báo, cán bộ truyền thông, thanh niên, sinh viên, người dân cộng đồng, đang sinh sống và làm việc trong lãnh thổ Việt Nam. Sản phẩm truyền thông có hình thức không giới hạn, trong đó có phóng sự, ký sự, bài blog, sản phẩm truyền hình hoặc phát thanh.

Về cơ cấu giải thưởng:

a. Giải thưởng dành cho nhà báo

- 1 giải nhất: 10.000.000 VND kèm theo giấy chứng nhận
- 1 giải nhì: 5.000.000 VND kèm theo giấy chứng nhận
- 1 giải ba: 3.000.000 VND kèm theo giấy chứng nhận
- 2 giải khuyến khích, mỗi giải 1.500.000 kèm theo giấy chứng nhận

b. Giải thưởng dành cho người dùng mạng xã hội

- 1 giải nhất: 5.000.000 VND kèm theo giấy chứng nhận
- 1 giải nhì: 4.000.000 VND kèm theo giấy chứng nhận
- 1 giải ba: 3.000.000 VND kèm theo giấy chứng nhận
- 1 giải khuyến khích: 1.000.000 kèm theo giấy chứng nhận

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây