bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

PGS.TS.NGƯT Đặng Xuân Kháng và cơ duyên với ngành Sử

Thứ sáu - 30/10/2015 22:51
Đến nay đã hơn 39 năm công tác tại trường, trải qua nhiều vị trí khác nhau, giữ nhiều trọng trách quản lý khác nhau, nhưng PGS.TS Đặng Xuân Kháng vẫn luôn giữ niềm đam mê với nghiên cứu khoa học. Những đóng góp trên lĩnh vực học thuật của PGS.TS Đặng Xuân Kháng trước hết phải kể đến một hệ thống các bài viết và công trình tiêu biểu liên quan đến lịch sử và văn hóa Nhật Bản.
PGS.TS.NGƯT Đặng Xuân Kháng và cơ duyên với ngành Sử
PGS.TS.NGƯT Đặng Xuân Kháng và cơ duyên với ngành Sử

PGS.TS Đặng Xuân Kháng sinh ngày 19/7/1954 trong một gia đình thuần nông ở một làng ven sông Hồng thuộc xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Phát huy truyền thống hiếu học của làng quê nơi sinh ra và lớn lên, tuổi thơ ông là những tháng ngày không ngừng vượt khó, học hỏi và phấn đấu vươn lên để luôn là một trong những học sinh ưu tú, xuất sắc của nhà trường từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học. Tháng 9/1971, khi ấy ông vừa tròn 17 tuổi, như biết bao nhiêu học trò khác, nhận được Giấy báo nhập học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông mừng vui khôn xiết. Song, niềm vui ấy chỉ theo ông từ nhà đến trường bởi ngày nhập học ông mới biết mình không được vào Khoa Văn theo đúng nguyện vọng. Song, “học Sử và làm Sử với tôi như một cơ duyên vậy” - ông tự bạch. Bởi càng học Sử, ông càng thấy yêu Sử rồi đam mê từ lúc nào chẳng biết, nhưng chắc chắn rằng những bài học với các nhà giáo lừng danh trong “Tứ trụ Triều đình” của ngành Sử như GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn và GS. Trần Quốc Vượng đã đưa ông đến với Nghề làm Sử.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Đặng Xuân Kháng

Tốt nghiệp Khóa 16 hệ đào tạo 4 năm rưỡi vào tháng 1/1976 thì tháng 6 năm đó ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Hai năm đầu ở khoa, ông đảm nhiệm công việc Trợ lý Giáo vụ đồng thời sinh hoạt chuyên môn với Bộ môn Lịch sử Thế giới trong nhóm Lịch sử Thế giới hiện đại. Theo sự phân công của Bộ môn, ông trở thành một trong những người đầu tiên nghiên cứu và giảng dạy về châu Phi ở Khoa Lịch sử vì đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, chưa có ai nghiên cứu về châu lục này. Yêu cầu đó cũng xuất phát từ thực tế lịch sử của phong trào cách mạng châu Phi đang phát triển mạnh mẽ, thậm chí cũng giống như Việt Nam, nhiều quốc gia châu Phi sau khi giành được độc lập đã tuyên bố đi theo con đường XHCN như Angola, Mozambique hay Ethiopia. Ba cuốn sách về châu Phi đã nhanh chóng được hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn cùng với GS. Vũ Dương Ninh (bấy giờ là Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Thế giới) để kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy của Khoa và Bộ môn: Các nước Châu Phi - tập 1, Các nước Châu Phi - tập 2 Cuộc đấu tranh chống chế độ Apartheid ở Nam Phi.

Cũng trong thời gian đó, từ gợi ý của một người anh cũng là đồng nghiệp vừa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ ở Liên Xô trở về - GS.TSKH Vũ Minh Giang (nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN): “Bộ môn cần phải có người nghiên cứu về Nhật Bản vì trong tương lai Nhật Bản sẽ chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam”, ông đã đến với đất nước Nhật Bản từ đấy - lại có vẻ như một sự tình cờ hay duyên phận sắp đặt vậy. Bắt đầu với việc học tiếng Nhật ở độ tuổi không còn trẻ, nhất là khi ông đã và đang sử dụng tiếng Nga trong suốt một thời gian dài trước đó. Song với sự cần cù, chịu khó, ông đã bước đầu chinh phục được thử thách. Năm 1991, với sự giúp đỡ của GS. Phan Huy Lê, ông đã nhận được học bổng của Đại học Keio - trường đại học đầu tiên của Nhật Bản do nhà cải cách lừng danh Fukuzawa Yukichi thời Minh Trị Duy tân sáng lập năm 1858. Trong thời gian 2 năm học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản, ông dành nhiều tâm huyết tới công cuộc Minh Trị Duy tân và cải cách giáo dục của Nhật Bản trong thời kỳ này. Với ông, trường học của Nhật Bản đã góp phần rất to lớn trong việc làm thay đổi vị thế và vai trò của nước Nhật trên trường quốc tế. Đó là lý do ông chuyên tâm tìm tòi, khám phá về lịch sử, con người và văn hóa giáo dục của Nhật Bản với khát vọng tìm ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.  

Năm 1994, ông trở về nước tiếp tục công việc giảng dạy và lại là giảng viên đầu tiên dạy chuyên sâu về lịch sử, văn hóa Nhật Bản ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong thập niên 1990 của thế kỷ XX. Từ tháng 6 năm 1995, ông được cử giữ chức Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử, phụ trách giảng dạy phần Lịch sử Thế giới hiện đại và môn Lịch sử Nhật Bản cho Khoa Ngữ văn và Khoa Đông phương học. Tháng 10/1998, ông được Nhà trường thuyên chuyển và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, đồng thời giảng dạy môn Lịch sử Quan hệ quốc tế hiện đại. Và rồi, cơ duyên lại đưa ông sang một hướng mới với nhiệm vụ chính trị mới trong cương vị Phó trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ vào năm 2002. Mặc dù công việc của người làm quản lý khiến ông bị phân tâm rất nhiều, song ông vẫn ưu tiên thời gian cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cuối năm 2002, ông đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ: Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản (từ thời kỳ Minh Trị Duy tân đến thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai) và được Hội Khoa học Lịch Sử học Việt Nam tặng Giải thưởng Phạm Thận Duật (giải Ba) dành cho các Luận án Tiến sĩ xuất sắc trong năm. Sáu năm sau khi nhận học vị Tiến sĩ, ông được Hội đồng Chức danh Nhà nước phong chức danh Phó Giáo sư Lịch sử năm 2009. Năm 2014, với nhiều đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ông tiếp tục được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Đến nay đã hơn 39 năm công tác tại trường, trải qua nhiều vị trí khác nhau, giữ nhiều trọng trách quản lý khác nhau, nhưng PGS.TS Đặng Xuân Kháng vẫn luôn giữ niềm đam mê với nghiên cứu khoa học. Những đóng góp trên lĩnh vực học thuật của PGS.TS Đặng Xuân Kháng trước hết phải kể đến một hệ thống các bài viết và công trình tiêu biểu liên quan đến lịch sử và văn hóa Nhật Bản như: Fukuzawa - nhà cải cách lừng danh thời Minh Trị Duy Tân, T/c Nghiên cứu Lịch sử, 1991; Những bước phát triển của nền giáo dục Nhật bản từ cuối thế kỷ XIX đến nay, T/c Khoa học ĐHTHHN, 1995; Mấy vấn đề về việc du nhập văn hoá và duy trì bản sắc văn hoá dân tộc ở Nhật Bản, NXB Thống kê, 1996; Nguyên nhân thành công của công cuộc Minh Trị Duy tân, T/c Nghiên cứu Nhật Bản, 1996; Bối cảnh quốc tế của công cuộc Minh Trị Duy tân”//Phương Đông hợp tác và phát triển, NXB ĐHQGHN, 2003; Công cuộc Minh Trị duy tân ở Nhật Bản với các sĩ phu Việt Nam và dòng giáo dục yêu nước do họ lãnh đạo//Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Những vấn đề lịch sử và hiện tại, NXB ĐHQGHN, 2003; Một số tư tưởng chủ đạo của cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị Duy tân, NXB Thế giới, 2004; Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, 2007; Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, NXB ĐHQGHN, 2007; Vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước hiện đại ở Nhật Bản dưới chính quyền Minh Trị, T/c Nghiên cứu  Lịch sử, 2008; Phụ nữ và giáo dục Nhật Bản dưới tác động của cải cách giáo dục thời Minh Trị Duy tân//Phụ nữ châu Á và giáo dục - quan điểm Á, Âu và những nhìn nhận khác (Hội thảo Quốc tế, 2012)… Bên cạnh đó, không thể không kể đến các đề tài nghiên cứu khoa học mà PGS.TS Đặng Xuân Kháng đã từng chủ trì hoặc tham gia, góp phần phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy đại học và sau đại học của sinh viên các khoa Lịch sử, Đông Phương học và Quốc tế học. Trong số đó tiêu biểu nhất là: Những vấn đề về lịch sử và văn hoá khu vực Đông và Đông Bắc Á, 2001; Một số cuộc xung đột khu vực sau chiến tranh lạnh: lịch sử và vấn đề, 2005; Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, 2007; và gần đây nhất là Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Từ điển sự kiện lịch sử Thế giới (1500-2000).

Trên cương vị là nhà nghiên cứu, giảng viên dày kinh nghiệm của một trường đại học hàng đầu cả nước, ông cũng có những đóng góp xã hội hết sức tích cực. Ngoài việc tham gia góp ý kiến trong Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa Lịch sử, phần Lịch sử Thế giới hiện đại lớp 12, ông còn tham gia thảo luận, góp ý cho nhiều dự thảo, văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là Chủ tịch Công đoàn Trường như: Luật Giáo dục Đại học, Thông tư Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, Thông tư Quy định tiêu chuẩn các hạng chức danh viên chức, Điều lệ Trường Đại học; đồng thời ông cũng là người trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động tọa đàm, hội thảo về đổi mới quản lý giáo dục đại học…

Viết về PGS.TS.NGƯT Đặng Xuân Kháng, ngoài những dòng giản dị, mộc mạc nói trên về những đóng góp của ông đối với bộ môn, khoa, nhà trường và xã hội, cảm nhận trên hết của tôi về ông - đó là một người thầy bao dung, hiền hậu, luôn hết lòng vì học trò, là một người đồng nghiệp cần mẫn, chỉn chu, nhân ái và luôn sẵn lòng giúp đỡ các thế hệ đồng nghiệp lớp sau.

PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ, NHÀ GIÁO ƯU TÚ ĐẶNG XUÂN KHÁNG

  • Năm sinh: 1954.
  • Quê quán: Nam Định.
  • Tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.
  • Nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới tại bet365 football năm 2003.
  • Nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2009.
  • Nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2014.
  • Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử văn hóa Nhật Bản; Quan hệ Quốc tế hiện đại; Lịch sử Thế giới hiện đại; các vấn đề chính trị-tôn giáo khu vực Trung Đông.
  • Thời gian công tác tại trường: 1976 đến nay.
    • Đơn vị công tác:

            Khoa Lịch sử (1976-1998).

            Khoa Quốc tế học (1998-2002).

            Phòng Tổ chức Cán bộ (2002-2014).

  • Chức vụ quản lý:

Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa  Lịch sử (1995 - 1998).

Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học (1998 - 2002).

Phó Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ (2002 - 2006).

Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ (2006 - 2014).

  • Các công trình khoa học tiêu biểu:

1. Bối cảnh quốc tế của công cuộc Minh Trị Duy tân//Phương Đông hợp tác và phát triển, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 2003.

2. Công cuộc Minh Trị duy tân ở Nhật Bản với các sĩ phu Việt Nam và dòng giáo dục yêu nước do họ lãnh đạo//Quan hệ Việt nam - Nhật Bản. Những vấn đề lịch sử và hiện tại, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 2003.

3. Một số chuyên đề Lịch sử Thế giới, tập II (viết chung), NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 2007.

4. Lịch sử Nhật Bản (viết chung), NXB Thế giới, Hà Nội, 2007.

5. Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (viết chung), NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 2007.

  • Các giải thưởng khoa học tiêu biểu:
  • Giải Ba Giải thưởng Phạm Thận Duật của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam năm 2004.

Tác giả: TS. Lỹ Tường Vân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây