Trong số 12 Giải thưởng Hồ Chí Minh và 20 giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt này, Khoa Lịch sử có hai giải thưởng: một Giải thưởng Hồ Chí Minh trao cho cụm công trình về văn hoá Việt Nam của cố GS.NGƯT Trần Quốc Vượng, một Giải thưởng Nhà nước trao cho công trình “Thăng Long - Hà Nội thế kỉ XVII - XVIII - XIX” của PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ. Đây là Giải thưởng Hồ Chí Minh thứ 5 và Giải thưởng Nhà nước 4 mà cán bộ Khoa Lịch sử vinh dự được Nhà nước trao tặng.
GS.TS Nguyễn Văn Lợi (Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) khẳng định và tóm lược những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn và tác động khoa học của Ngữ âm tiếng Việt của GS.NGND Đoàn Thiện Thuật. Đây là công trình được trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt năm 2010, Lễ trao Giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 18/02/2012 tới đây.
Ngày 18/02/2012 tới sẽ diễn ra Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước đợt năm 2010, nhân dịp này USSH đăng lại bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái về GS.NGND Hà Minh Đức - một trong 12 nhà khoa học được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt này.
Ngày 30 tháng 11 năm 2011, tại hội trường Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Hội Nhà văn thành phố, Nhà Xuất bản Văn Hoá-Văn nghệ, bet365 football
, ĐHQG Hà Nội cùng gia đình dòng họ Ca Lê đã tổ chức buổi họp mặt thân mật giới thiệu cuốn Nhật kí Lê Anh Xuân. Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh, lãnh đạo và cán bộ Bảo tàng Bến Tre (nơi đang lưu giữ bản gốc cuốn Nhật kí) lãnh đạo và phóng viên các báo, đài và một số nhà văn, bạn bè đã cùng công tác, chiến đấu với Lê Anh Xuân.
Bài viết PGS Vương Đình Quyền (Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lưu trữ - Lịch sử, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa 1996-2000) nhân dịp kỉ niệm 15 năm ngày thành lập Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng (1996-2011).
55 năm là ngắn trong dặm dài ngàn năm của lịch sử dân tộc, nhưng 55 năm không phải là ngắn trong chặng đường 66 năm của nước Việt Nam mới. 55 năm ấy, lớp lớp cán bộ và sinh viên Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, đưa Khoa trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu sử học hàng đầu ở Việt Nam, hướng tới hội nhập và hợp tác sâu rộng với quốc tế.
Nhân dịp kỉ niệm 55 năm thành lập Khoa Ngữ Văn, 15 năm thành lập Khoa Ngôn ngữ học và Khoa Văn học, USSH xin giới thiệu chân dung một số giáo sư ngành Ngôn ngữ học từng tham gia công tác lãnh đạo tại đơn vị.
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn (Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học - Trường ĐHKHXH&NV) điểm lại chặng đường 55 năm của ngành Ngôn ngữ học Trường ĐHKHXH&NV nhân dịp kỉ niệm 55 Khoa Ngữ văn và 15 năm Khoa Ngôn ngữ học.
Mùa thu năm 1956, Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội - một khoa chuyên ngành khoa học cơ bản của một Trường Đại học mới dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời.
Ngày 27/9/2011, tại bet365 football
(ĐHQGHN) sẽ diễn ra Lễ Công bố Quyết định thành lập Khoa Khoa học Chính trị. Nhân dịp này, chúng tôi đã tìm gặp Chủ nhiệm Khoa Khoa học Chính trị - GS.TS. Phùng Hữu Phú, Nguyên UỶ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lí luận Trung ương, để tìm hiểu về một ngành học mới mẻ và đầy triển vọng này.
Tôi còn nhớ cách đây gần năm mươi năm, khi đang học lớp 3 ở huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, có lần nghe người anh trai cả – một giáo viên trẻ rời đồng bằng lên đây dạy văn cấp 2, vừa bóc một tờ lịch bloc (loại lịch hầu như duy nhất phổ biến thời đó, in trên giấy mỏng và xấu) để vê thuốc lá, vừa ngâm nga một bài thơ, trong đó có những câu:
Thế là một trái tim suốt đời tải nhiệt huyết cho khoa học, suốt đời đào tạo, truyền lửa cho học trò đã ngừng đập. Người mang trái tim ấy - Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn - đã giã từ dương thế về trời, để lại phía sau một khoảng trống trong học giới; và trong lòng chúng tôi, bên sự buồn thương, nhớ tiếc của đạo học trò đối với Thầy, là hiện hữu cảm giác đứng trước vạn trùng cách biệt. Cánh hạc đã bay lên vút tận trời...