bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Công tác HS-SV năm học 2023 - 2024: Đổi mới, sáng tạo và hiểu người học

Thứ tư - 30/08/2023 23:25
Đó là chủ trương và quyết tâm của Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Khoa/Viện, phòng chức năng cũng như giảng viên, cán bộ của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN (VNU-USSH) được thể hiện trong Hội nghị Công tác học sinh - sinh viên năm học 2023 - 2024 được tổ chức ngày 25 - 26 tháng 08 năm 2023 tại Ba Vì, Hà Nội.
Về phía Đại học Quốc gia Hà Nội có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc, TS. Nguyễn Minh Trường - Phó trưởng Ban CT&CT HS-SV.
Về phía Trường ĐH KHXH&NV có sự tham dự của GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô trong Ban Giám hiệu, các thầy cô lãnh đạo 17 đơn vị đào tạo, lãnh đạo và chuyên viên phòng CT&CT HS-SV và các phòng chức năng liên quan. Đặc biệt, Hội nghị thu hút 150 thầy cô là cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm đang trực tiếp tham gia công tác quản lý, hỗ trợ và chăm sóc HS-SV tại VNU-USSH.
Đặc biệt, Hội nghị có sự tham dự và chia sẻ của các chuyên gia tư vấn đến từ Trường ĐH Ngoại ngữ, cũng là thành viên của Dự án VIBE thuộc ĐHQGHN.

Công tác học sinh - sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm của Trường ĐH KHXH&NV
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết, Hội nghị về công tác HS-SV năm 2023 có nhiều điểm mới, trong đó điểm quan trọng là công tác HS-SV được nhà trường đặt làm nhiệm vụ trọng tâm trong các hoạt động. Hoạt động này nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cả bộ máy nhà trường với quy mô nhân sự phụ trách lên tới 180 người bao gồm lãnh đạo, giảng viên, cố vấn học tập tại các đơn vị đào tạo và lãnh đạo, cán bộ tại các phòng chức năng. Hơn nữa, công tác hướng nghiệp, chăm sóc, hỗ trợ người học của VNU-USSH đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo ĐHQGHN và các ban chức năng, các trường đại học thành viên đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN nhấn mạnh, công tác HS-SV được nhà trường đặt làm nhiệm vụ trọng tâm trong các hoạt động
Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh, từ góc độ quản lý, Ban Giám hiệu nhà trường quán triệt chủ trương thực hiện công tác HS-SV nhằm mang lại những giá trị tốt nhất cho người học, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, mà còn tạo môi trường tốt cho việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách và tác phong, lối sống cho HS-SV. “Công tác chăm sóc người học là “tối quan trọng” vì người học là thước đo chung về chất lượng của một cơ sở giáo dục, là chỉ số cấu thành danh tiếng, xếp hạng của trường ĐH, là nguồn nhân lực hiện tại và tương lai cho xã hội. Hơn cả, người học đối với nhà trường chính là nguồn lực tài chính của bất cứ cơ sở giáo dục nào” - GS.TS Hoàng Anh Tuấn khẳng định.
Để triển khai hiệu quả chủ trương trên, nhà trường đang từng bước thực hiện đồng bộ, khoa học, nhất quán trong toàn bộ chính sách và quá trình hành động. Trong đó, các nội dung cần lưu ý tới yếu tố “cá nhân hóa” của người học. Với mỗi thế hệ HS-SV, nhà trường cần có các chính sách, hành động phù hợp với lứa tuổi, tâm lý thế hệ để tránh xung đột. Mỗi thầy cô cần đối diện với thực tế là phải thích ứng với thế hệ HS-SV mới, do đó, quan điểm về chăm sóc người học cũng cần có sự đổi mới.
Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn kỳ vọng, Hội nghị sẽ đánh giá được các thành tựu đã đạt được để từ đó nhận diện các yêu cầu mới, thách thức mới và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm đổi mới, sáng tạo trong công tác hỗ trợ người học. “Dám làm, dám nhận, nhìn thẳng, nói thật, đây sẽ là “Hội nghị Diên Hồng” thay đổi màu sắc của VNU-USSH trong thời gian tới” – GS.TS Hoàng Anh Tuấn chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ đạo, nhiệm vụ của các nhà khoa học, các giảng viên là không chỉ đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của sinh viên mà cần hướng các em đến tầm nhìn bền vững trong tương lai
PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá cao quyết tâm của Trường ĐH KHXH&NV trong việc đổi mới công tác HS-SV, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn của các trường đại học đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động này.
Kể lại những câu chuyện thực tế về cách tiếp cận của HS-SV trong học tập và các hoạt động nâng cao năng lực cá nhân, PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải nhấn mạnh, lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ về công nghệ. Các thầy cô của Trường ĐH KHXH&NV nói riêng và các trường ĐH nói chung cần đổi mới phương pháp giảng dạy hiện đại để tiến kịp với xu thế số hóa toàn cầu.
Nhiệm vụ của các nhà khoa học, các giảng viên, nhất là các thầy cô của Trường ĐH KHXH&NV - trường ĐH hàng đầu Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn là không chỉ đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của sinh viên mà cần hướng các em đến tầm nhìn bền vững trong tương lai.

Mỗi thầy cô là một “đại sứ” mang thương hiệu, chất lượng đào tạo của nhà trường đến với người học và xã hội
Trong Báo cáo với nội dung “Thực trạng và khó khăn trong công tác hỗ trợ và chăm sóc người học”, TS. Đinh Tiến Hiếu - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng CT&CT HS-SV đã nhận diện thế hệ HS-SV hiện nay có rất nhiều ưu thế. Các em có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo, hướng tới các giá trị toàn cầu, cũng là thế hệ luôn mong muốn được thừa nhận, được là người có giá trị trong cuộc đời, muốn thể hiện chính mình, cá nhân hóa và có chính kiến mạnh mẽ.
Tháng 3/2023, Nhà trường đã tổ chức hội nghị với đúng chủ đề “Quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người học”, với rất nhiều ý kiến đóng góp quý báu về đặc điểm tâm lý của sinh viên Gen Z (TS. Trương Quang Lâm), kinh nghiệm hỗ trợ kết nối sinh viên với doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thị Kim Chi), cách phát huy các nguồn lực tổng hợp trong công tác SV (TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng).
Hội nghị được tổ chức tại Ba Vì trong 2 ngày 25 và 26/8 cùng với chủ đề “Quản lý, tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người học” một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt, quyết liệt của Nhà trường trong đổi mới lĩnh vực công tác HS-SV. 
TS. Đinh Tiến Hiếu - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng CT&CT HS-SV chia sẻ quyết tâm của nhà trường trong việc nâng cao hiệu quả công tác HS-SV
Trong những năm qua, trường ĐH KHXH&NV không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động công tác quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người học và đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên trong quá trình học tập tại trường, thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác khen thưởng, kỷ luật sinh viên, công tác hành chính và thực hiện chế độ chính sách, công tác xét học bổng khuyến khích học tập, học bổng trong và ngoài ngân sách, công tác bảo hiểm y tế cho sinh viên, công tác rèn luyện và đánh giá sinh viên,… được thực hiện nghiêm túc, bài bản, đúng quy trình, quy định, quy chế.
Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên trách công tác HSSV của trường đã có nhiều cố gắng. Nhiều sáng kiến đổi mới hoạt động trong Tuần lễ hội nhập đầu năm của sinh viên, việc triển khai thực hiện Đề án Cổng thông tin hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính một cửa, Cổng thông tin việc làm trực tuyến, cùng các hoạt động tổ chức Ngày hội việc làm, tổ chức chuỗi tọa đàm hướng nghiệp: “Kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng” , “Master CV – Bí Quyết viết CV từ góc nhìn nhà tuyển dụng,“Cử nhân Sử học – Văn hóa học: Cơ hội ứng dụng từ nền tảng cơ bản”,… đã thể hiện bước đầu sự chuyển mình quan trọng theo hướng hỗ trợ, chăm sóc, phục vụ, dịch vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, công tác HS-SV tại trường ĐH KHXH &NV đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường, xuyên suốt nhiều mảng công việc, bao gồm hoạt động giáo dục đào tạo, tuyên truyền, quản lý, dịch vụ, tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ, chăm sóc toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của sinh viên cả trong và ngoài giảng đường, nhằm đảm bảo các mục tiêu của giáo dục đại học.
Mặc dù đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên, một số ít giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập chưa nắm được đầy đủ quy định, quy chế để hướng dẫn cho sinh viên, việc tư vấn chuyên môn (về ngành học, đăng ký học phần…) còn hạn chế. Việc chưa sắp xếp được lịch sinh hoạt thường kỳ để giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập sinh hoạt lớp đều đặn với sinh viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tương tác, kết nối, chia sẻ và hỗ trợ người học. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề liên quan đến quy chế, quy định của Nhà trường về công tác quản lý sinh viên như đánh giá điểm rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm y tế, sinh hoạt công dân, học bổng… đòi hỏi cố vấn học tập phải có nghiệp vụ, và phải dành thời gian nghiên cứu kỹ văn bản, cập nhật thông tin.
Quy trình, cách thức phối hợp về công tác HS-SV giữa bộ phận làm công tác HS-SV và các bộ phận liên quan chưa phát huy được hiệu quả đúng với tiềm năng; Cơ sở vật chất và chất lượng các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên, nhất là công tác tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học, công tác tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên chưa theo kịp những thay đổi của tình hình thực tế, chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp…Tỷ lệ sinh viên thôi học ở một số ngành còn cao.
Một bộ phận sinh viên được gia đình bao bọc quá nhiều, nên có hiện tượng “ái kỷ”, ít tham gia các hoạt động mang tính tập thể. Một tỷ lệ các em ngại khó khăn, chưa dám dấn thân và chịu tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mạng xã hội, khả năng tập trung kém hơn, dễ bị phân tán. Bởi vậy các thầy cô làm công tác HS-SV cần có sự am hiểu về đặc điểm thế hệ, lắng nghe, chia sẻ tâm tư tình cảm của các em để có sự tiếp cận, hỗ trợ phù hợp.
Đổi mới công tác HS-SV nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của Ban Giám hiệu nhà trường và toàn thể giảng viên, cán bộ VNU-USSH
Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác hỗ trợ và chăm sóc người học, TS. Đinh Tiến Hiếu nhấn mạnh việc xác định công việc hỗ trợ và chăm sóc người học là trách nhiệm của tất cả các thầy cô trong trường. Mỗi thầy cô, cán bộ là một đại sứ mang hình ảnh, thương hiệu, chất lượng đào tạo của nhà trường đến với người học và xã hội. Các giải pháp đưa ra bao gồm: Phối hợp/kết nối công tác sinh viên giữa Nhà trường với các đơn vị để sinh viên được hỗ trợ, chăm sóc trong một môi trường Nhân văn, phong phú và đa dạng về mô hình hoạt động; Tăng cường tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng, tăng cường tính kết nối cho sinh viên.

Cốt lõi của công tác HS-SV là mang lại giá trị tốt nhất cho người học
Hội nghị đã nhận được sự chia sẻ từ các giảng viên, chuyên gia đến từ Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN với các báo cáo với chủ đề “Tâm lý người học và các giá trị có thể cung cấp cho người học” do TS. Đào Thị Diệu Linh - Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý Giáo dục, Trường ĐH Ngoại ngữ, thành viên của Dự án VIBE; Báo cáo “Phát triển kỹ năng thấu cảm và trí tuệ cảm xúc ở cán bộ làm công tác HS-SV” do TS. Đào Thị Diệu Linh và TS. Tạ Nhật Ánh trình bày; Báo cáo “Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, hỗ trợ và chăm sóc người học tại ULIS” do ThS. Khoa Anh Việt - Phó Trưởng phòng Công tác & Chính trị HS-SV, Trường ĐH Ngoại ngữ, thành viên của Dự án VIBE.
 
 

TS. Đào Thị Diệu Linh nhấn mạnh, những gì mà thầy cô mang lại cho HS-SV không chỉ là kiến thức mà quan trọng hơn là các giá trị để phát triển năng lực cá nhân cũng như các giá trị nhân văn của các em. Công tác HS-SV càng đổi mới, sáng tạo, càng mang lại nhiều giá trị cho người học thì cũng sẽ mang lại sự phát triển bền vững của nhà trường.
Chia sẻ những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác HS-SV của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN, ThS. Khoa Anh Việt - Phó Trưởng phòng Công tác & Chính trị HS-SV cho biết, ngoài chủ trương quyết liệt của nhà trường, hoạt động này cần có sự ủng hộ và hỗ trợ của chính các em HS-SV. Đưa các em HS-SV tham gia trực tiếp vào hoạt động này với vai trò cộng tác viên là giải pháp hiệu quả mà trường ĐH Ngoại ngữ đã thực hiện và thu được những kết quả đáng khích lệ.
Các nội dung báo cáo đã nhận được sự thảo luận sôi nổi của các thầy cô đến từ các đơn vị đào tạo và các phòng chức năng của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. Một số giải pháp cụ thể đã được đưa ra tại Hội nghị để nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý, hướng nghiệp, hỗ trợ và chăm sóc người học.
 
 
 
Các nội dung báo cáo đã nhận được sự thảo luận sôi nổi của các thầy cô đến từ các đơn vị đào tạo và các phòng chức năng của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

Những giải pháp quyết liệt của VNU-USSH nhằm nâng cao chất lượng công tác HS-SV
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh, trước thách thức gay gắt của cạnh tranh giáo dục đại học, và môi trường giáo dục đào tạo ngày một rộng mở, việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, tăng cường các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, phục vụ, dịch vụ, tạo sự hài lòng cho người học, là xu thế tất yếu của quản trị đại học hiện đại, phù hợp với chuẩn mực của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương chỉ đạo một số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công tác HSSV tại trường ĐH KHXH&NV
Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương, cho biết, để nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công tác HSSV tại trường ĐH KHXH&NV, trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tập trung một số giải pháp trọng tâm:
Thứ nhất, thay đổi nhận thức, cách tiếp cận, cách tổ chức, triển khai hoạt động công tác HSSV, chuyển đổi từ mô hình quản lý sinh viên sang mô hình tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người học.
Nòng cốt của công tác học sinh sinh viên là phòng CT và CTHSSV, đội ngũ các Thầy/Cô GVCN- CVHT, nhưng cũng là trách nhiệm chung của tất cả các cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động trong toàn trường. Từ môi trường cảnh quan xanh, sạch, thân thiện, đảm bảo tốt điều kiện học tập, tới nụ cười của bác bảo vệ, chị lao công, tới sự chuyên nghiệp của các Thầy/Cô phụ trách công tác học sinh sinh viên, tới sự tận tâm, chuẩn mực của đội ngũ giảng viên,…đều góp phần quan trọng cho công tác học sinh sinh viên của Nhà trường.
Thứ hai, hoàn thiện thêm một bước về hệ thống văn bản theo yêu cầu cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người học.
Rà soát, điều chỉnh, ban hành văn bản hướng dẫn về công tác cố vấn học tập, chủ nhiệm lớp. Rà soát điều chỉnh, cập nhật Sổ tay sinh viên, điều chỉnh văn bản quy định về Học bổng 9 ngành khoa học cơ bản, học bổng của các đơn vị, cá nhân tài trợ, nghiên cứu ban hành Quy chế hợp tác với doanh nghiệp; rà soát điều chỉnh quy trình nhập học, cải tiến quy trình đánh giá điểm rèn luyện, đổi mới hoạt động của Tuần lễ hội nhập, cũng như các cuộc Đối thoại với sinh viên,… theo hướng phục vụ người học.
Thứ ba, tăng cường hơn nữa tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác HSSV, đổi mới công tác cố vấn học tập tại trường ĐH KHXH&NV. Đổi mới các hoạt động của Đoàn - Hội, gắn kết công tác học sinh sinh viên và công tác Đoàn, Hội.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin để công tác quản lý người học được thực hiện khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Xây dựng hotline để nhận kênh phản hồi của sinh viên. Bố trí thời gian cố định mỗi tháng/lần để GVCN/ CVHT gặp gỡ trực tiếp với lớp sinh viên do mình phụ trách.
Thứ năm, tăng cường kết nối với nhà tuyển dụng, kết nối với cựu sinh viên, để gia tăng cơ hội hợp tác, thúc đẩy phát triển Nhà trường, đặc biệt, tìm kiếm và kết nối cơ hội việc làm cho sinh viên trong trường.
Thứ sáu, đẩy mạnh truyền thông về trách nhiệm, quyền hạn của SV, cũng như các hoạt động đổi mới của Nhà trường trong tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người học.
Một số hình ảnh tại Hội nghị Công tác học sinh - sinh viên năm học 2023 - 2024: 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
 

Tác giả: Thùy Dung - USSH Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây