bet365 football - Nền tảng chính thức

Ngôn ngữ      

VNU-USSH đảm bảo chất lượng đào tạo và mang lại giá trị tốt nhất cho sinh viên

Thứ năm - 31/08/2023 03:13
Đây là tinh thần của lãnh đạo, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-USSH) tại Hội nghị tập huấn Quy chế đào tạo bậc đại học, tiến sĩ và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 được tổ chức sáng 29/8/2023.
Hội nghị có sự tham dự của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS Bùi Thành Nam - Trưởng phòng Đào tạo, các thầy cô lãnh đạo và giảng viên các Khoa/Viện, chuyên viên phòng Đào tạo.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương nhấn mạnh, nhà trường đảm bảo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy chế đào tạo, bên cạnh đó các phòng chức năng, các đơn vị đào tạo sẽ nỗ lực hết sức để các em sinh viên, học viên, NCS có những điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập. Với những điểm mới trong Quy chế đào tạo, người học của VNU-USSH sẽ có thêm nhiều lợi thế để hoàn thành chương trình đào tạo một cách tốt nhất.
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh việc áp dụng chặt chẽ Quy chế đào tạo mới và việc hỗ trợ người học tại trường

Những điểm mới trong Quy chế đào tạo Tiến sĩ  
Năm học 2023 - 2024, Trường ĐH KHXH&NV có 32 Chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ, thu hút số lượng lớn NCS trong nước và quốc tế học tập. Theo Quy chế số 3638/QĐ-ĐHQGHN ban hành ngày 21/10/2022 áp dụng cho khóa QH-2022-X trở đi, NCS sẽ được nới rộng một số điều kiện.
Ths Lê Kim Tân - Phòng Đào tạo trình bày một số điểm thay đổi trong Quy chế đào tạo số 3638/QĐ-ĐHQGHN
Theo đó, về điều kiện tuyển sinh sẽ có nhiều điểm thay đổi. Với thí sinh xét tuyển các chương trình đào tạo tiến sĩ, yêu cầu về văn bằng bao gồm: thí sinh tốt nghiệp thạc sĩ hoặc đại học chính quy hạng Giỏi trở lên hoặc trình độ tương đương bậc 7 ở một số ngành chuyên sâu đặc thù. Ngành/chuyên ngành tốt nghiệp phải là ngành phù hợp. Ngành/chuyên ngành phù hợp có 2 loại: (1) phù hợp không phải bổ sung kiến thức và (2) phù hợp phải bổ sung kiến thức, do đơn vị đào tạo quy định. Thí sinh thuộc trường hợp phải bổ sung kiến thức thì cần hoàn thành trước khi đăng ký dự tuyển.
Về thời gian đào tạo, nếu Quy chế 4555/QĐ-ĐHQGHN quy định, với NCS từ thạc sĩ có tổng 05 năm đào tạo (03 năm chuẩn + 02 năm kéo dài), thì từ Quy chế 3638/QĐ-ĐHQGHN, thời gian đào tạo nới rộng hơn với tổng số 06 năm đào tạo (03 năm chuẩn + 03 năm kéo dài). Như vậy, NCS sẽ có thêm thời gian để hoàn thành đề tài và các nhiệm vụ nghiên cứu theo yêu cầu của CTĐT. Thời gian đào tạo dành cho NCS từ cử nhân vẫn có tổng 06 năm đào tạo (04 năm chuẩn + 02 năm kéo dài). NCS có kết quả nghiên cứu xuất sắc có thể được tổ chức bảo vệ luận án sớm hơn so với thời gian đào tạo chuẩn nhưng không quá 01 năm (12 tháng).
Về cách tính thời gian hoàn thành cho NCS, nếu Quy chế 4555/QĐ-ĐHQGHN quy định thời gian tính cho đến khi NCS bảo vệ thành công luận án cấp cuối, thì với Quy chế 3638/QĐ-ĐHQGHN, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ được tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực tới thời điểm luận án được thông qua tại đơn vị chuyên môn.
NCS cũng cần lưu ý các điểm thay đổi trong Quy chế 3638/QĐ-ĐHQGHN, như cách tính điểm của các công bố quốc tế, tiêu chí của cán bộ hướng dẫn… Các nội dung trong quy chế mới sẽ được phòng Đào tạo thông tin tới thí sinh và các thầy cô tại các Khoa/Viện trên các kênh truyền thông của nhà trường.
PGS.TS Bùi Thành Nam - Trưởng phòng Đào tạo nhấn mạnh một số lưu ý trong quá trình áp dụng Quy chế đào tạo mới
Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Thành Nam - Trưởng phòng Đào tạo lưu ý, các Khoa/Viện cần có sự chuẩn bị danh sách các giảng viên, nhà khoa học phù hợp với tiêu chí yêu cầu của Quy chế đào tạo mới. Do đó, giữa các đơn vị đào tạo và các phòng chức năng cần phối hợp chặt chẽ để việc triển khai các hoạt động tuyển sinh và đào tạo Tiến sĩ được chặt chẽ, đúng quy chế và thuận lợi cho NCS.
 
 
Tại Hội nghị, các nội dung trong Quy chế đào tạo nhận được ý kiến trao đổi sôi nổi của lãnh đạo và giảng viên tại các Khoa/Viện
 
Một số thay đổi trong Quy chế đào tạo bậc đại học nhằm mở rộng cơ hội học tập và nghiên cứu của sinh viên
Tại Hội nghị, Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương thông báo tin vui về tuyển sinh đại học, theo đó đã có 2.050 học sinh đăng ký và trúng tuyển vào Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN trên hệ thống cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có thể thấy, đây vừa là tin vui của nhà trường, vừa đòi hỏi các phòng chức năng, các khoa/viện nâng cao năng lực đào tạo cũng như hoạt động hỗ trợ, chăm sóc sinh viên.
ThS. Phạm Văn Huệ - Phó Trưởng phòng Đào tạo đã trình bày những thông tin chi tiết, ngắn gọn về Quy chế đào tạo theo Quyết định số 3626/QĐ-ĐHQGHN, trong đó có nhiều điểm mới trong việc tạo thuận lợi cho giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học
Nhấn mạnh về vai trò của Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập - những người thầy, người cô sẽ đồng hành xuyên suốt cùng các em sinh viên trong quá trình học, như cung cấp thông tin về CTĐT; hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập, phương pháp học tập; lựa chọn đăng ký các học phần phù hợp…, Ths. Phạm Văn Huệ cho biết, đây sẽ là hoạt động trọng tâm trong năm học mới được Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo.
Bên cạnh đó, hoạt động thực tập được nhà trường khuyến khích triển khai tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên trau dồi kiến thức thực tế, nâng cao kỹ năng và rộng mở cơ hội việc làm. Tại Trường ĐH KHXH&NV, hoạt động này đã được thực hiện xuyên suốt tại các khoa/viện với các chương trình thực tế nổi bật như: mô hình “Đưa tòa soạn đến giảng đường, đưa giảng đường đến tòa soạn” của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, chương trình thực tế tại nhiều địa phương của Khoa Tâm lý học, khoa Khoa học Quản lý, Quốc tế học…Trong năm học mới, hoạt động này sẽ tiếp tục được tổ chức với quy mô và hình thức đổi mới, sáng tạo hơn.
Với số tín chỉ đăng ký học trong mỗi học kỳ chính, sinh viên cần có tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình và tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn. Trường hợp sinh viên có nguyện vọng đăng ký học ít hơn số tín chỉ tối thiểu trong một học kỳ phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị đào tạo.
Sinh viên lưu ý đối với học kỳ phụ, khi sinh viên đăng ký học phần tự chọn phải xác định rõ học phần tự chọn có điều kiện hay học phần tự chọn tự do trong CTĐT. Những học phần tự chọn tự do đạt điểm D trở lên được ghi trong phụ lục văn bằng cấp kèm bằng tốt nghiệp, không tính vào điểm TBC học kỳ và TBC tích lũy.
Điểm mới trong đánh giá khóa luận tốt nghiệp, theo Điều 39 của Hướng dẫn số 2041/XHNV-ĐT, ngày 16/8/2017 về Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo về khoá luận tốt nghiệp đại học chính quy, việc bảo vệ và đánh giá khóa luận “Trong trường hợp đơn vị không thể tổ chức bảo vệ khóa luận trực tiếp thì việc tổ chức được thực hiện trực tuyến khi đáp ứng các điều kiện: (a) Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên; (b) Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học; (c) Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ theo quy định”. Nhà trường sẽ có các nội dung hướng dẫn chi tiết tới sinh viên để đảm bảo việc học tập và thi của các em được triển khai phù hợp.
Điểm lợi thế lớn của sinh viên Trường ĐH KHXH&NV là các em có cơ hội học tập ngành 2 tại tất cả các ngành học đào tạo bậc cử nhân của nhà trường khi đáp ứng các yêu cầu về tuyển sinh đầu vào. Đặc biệt, từ năm học 2023 - 2024, sẽ có thêm 2 đơn vị đào tạo trong Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ được học tập CTĐT ngành 2 tại VNU-USSH bao gồm Trường ĐH Khoa học tự nhiên, và Khoa Các khoa học liên ngành.
Nhà trường khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học với sự hỗ trợ tối đa từ các phòng chức năng và các Khoa/Viện nhằm mang tới cho các em cơ hội học bổng và trao đổi sinh viên quốc tế. Khi tham gia các hoạt động NCKH, sinh viên được tham gia khảo sát thực địa, thực tập thực tế, thực nghiệm khoa học, thực hiện khóa luận, đồ án tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và thực tế. Hoạt động NCKH sinh viên của VNU-USSH được tổ chức sôi nổi hàng năm với các CLB khoa học sinh viên, sinh hoạt chuyên đề khoa học, báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo, công bố bài báo khoa học tren các tạp chí chuyên ngành.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lãnh đạo và giảng viên của các Khoa/Viện tham gia đóng góp ý kiến cho hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường
Năm học 2023 - 2024, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN có 27 ngành đào tạo chuẩn với 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh. Với các quy định chặt chẽ trong quy chế đào tạo, sự hỗ trợ của hệ thống các phòng chức năng, các thầy cô tại các đơn vị đào tạo, sinh viên VNU-USSH sẽ được định hướng, hỗ trợ tốt nhất trong quá trình học tập tại nhà trường.

Tác giả: Thùy Dung - USSH Media

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây