Ngôn ngữ
Đây là lần thứ 3, nghệ thuật truyền thống được tổ chức và đưa đến với sinh viên Nhà trường. Chương trình do Bộ môn Văn học dân gian, khoa Văn học; Đoàn Thanh niên Nhà trường phối hợp với Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc tổ chức.
Tham dự chương trình có nhạc sĩ Thao Giang, Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam;TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ nhiệm khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV; TS. Trần Bách Hiếu, Bí thư Đoàn Thanh niên Nhà trường, cùng các anh chị nghệ sĩ và đông đảo các bạn sinh viên đến từ các khoa trong trường.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV phát biểu khai mạc chương trình
Trong một nghiên cứu khoa học của lưu học sinh người Việt ở nước ngoài đã chỉ ra rằng: sinh viên Việt Nam ở nước ngoài thường yếu thế về âm nhạc. Tại các buổi giao lưu,sinh hoạt, sinh viên Việt Nam thường ít thể hiện hơn so với các bạn sinh viên quốc tế. Tại các nước phát triển, khi kết thúc quá trình học phổ thông, các bạn sinh viên thường thành thạo một loại nhạc cụ, có một phông kiến thức cơ bản về văn hóa và âm nhạc. Từ những trăn trở đó, những người tổ chức chương trình mong muốn, đây sẽ là sân chơi để các bạn trẻ đến gần hơn với âm nhạc, đặc biệt làm nhạc dân gian truyền thống. Từ đó, đánh thức đam mê của các bạn với loại hình nghệ thuật này, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ.
Nhạc sĩ Thao Giang, Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam đang phát biểu tại chương trình
Trở lại ngôi trường ĐHKHX&NV sau 30 năm với một cương vị khác, nhạc sĩ Thao Giang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Âm nhạc Việt Nam không giấu khỏi những cảm xúc của riêng mình. Ông hi vọng đêm văn nghệ sẽ đem lại những ấn tượng cho các bạn sinh viên Nhà trường.
Nhạc sĩ Thao Giang cũng cung cấp thêm thông tin để các bạn trẻ nếu có đam mê với loại hình nghệ thuật dân gian này, có thể xem biểu diễn vào tối thứ 7 hàng tuần tại hàng Đào và hàng Ngang. Đây là địa chỉ biểu diễn văn nghệ dân gian của nhân dân thủ đô Hà Nội và phục vụ cả du khách quốc tế khi tham quan tại Hà Nội. Ngoài ra trung tâm còn biểu diễn ở phố Mã Mây, Lương Ngọc Quyến một tuần khoảng 3 tối.
"Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Âm nhạc Việt Nam còn có hệ thống đào tạo cho công chúng ở mọi lứa tuổi các loại hình nghệ thuật hát văn, hát xẩm, trống quân, diễn xướng, hầu đồng và cả các nhạc cụ. Do đó ngoài giờ lên giảng đường, nếu sinh viên Trường ĐHKHXH&NV có hứng thú hoàn toàn có thể tổ chức các lớp học ngoại khóa về âm nhạc dân gian", Nhạc sĩ Thao Giang chia sẻ thêm.
TS. Trần Bách Hiếu, Bí thư Đoàn trường cám ơn các nghệ sĩ đã dành thời gian đến biểu diễn cho cán bộ và sinh viên Nhà trường
Mở đầu chương trình là tiết mục "Hà thành 36 phố phường" do tập thể nghệ sĩ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Âm nhạc Việt Nam thể hiện.
Tiết mục hầu đồng quan đệ ngũ tuần tranh thu hút sự chú ý của các bạn sinh viên
Hát xẩm chợ "Vợ chồng nhà xẩm", lời thơ của thi sĩ Nguyễn Khuyến có phần tương tác làm nóng sự chú ý của sinh viên
Hát xẩm "Chân quê", đưa chất hương đồng gió nội vào thơ
Xướng hầu đồng "Chúa Thác Bờ"
Hát xẩm "Mẹ ra thành phố thăm con" là tác phẩm của lớp sinh viên đại học đầu tiên của Trung tâm. Tác phẩm đã được dàn dựng và biểu diễn ở nhiều nơi.
Hát xẩm tàu điện "Một quan là sáu trăm đồng"
Tác giả: Phương Chi
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn