Ngôn ngữ
Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong lĩnh vực SHTT và sinh viên của nhiều trường đại học.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Kim - Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV nhấn mạnh: SHTT đã trở thành một trong các nội dung cơ bản của các chương trình hợp tác kinh tế đa phương và song phương, trong đó có các thiết chế kinh tế mà Việt Nam đang tham gia. Tiến trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong cải cách kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó SHTT đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
GS.TS Nguyễn Văn Kim - Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội nghị
Trong bối cảnh đó, Trường ĐHKHXH&NV cọi trọng việc gắn kết nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo, thông qua đó không chỉ khích lệ tinh thần sáng tạo, khả năng học hỏi của sinh viên mà còn tác động tích tới hiệu quả đào tạo và hiệu quả phục vụ xã hội. Trong đó, nghiên cứu khoa học về SHTT là một ngành học, một hướng nghiên cứu vô cùng mới mẻ được Nhà trường đặc biệt quan tâm phát triển.
Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu tại Hội nghị
Hội nghị Khoa học sinh viên về sở hữu trí tuệ năm nay đã là năm thứ sáu Trường Đại học KHXN&NV phối hợp cùng Cục SHTT Việt Nam tổ chức. Đây là diễn đàn thường niên kết nối các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và các giảng viên, sinh viên quan tâm tới SHTT để cùng hướng tới thúc đẩy hiệu quả thực thi SHTT ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ban tổ chức Hội nghị đã nhận được 26 báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên tới từ các trường đại học lớn trong nước: Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, Đại học Ngoại Thương và Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN. Các báo cáo đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực SHTT, đặc biệt là các vấn đề SHTT gắn với các hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết thúc Hội nghị, Ban Tổ chức đã trao 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Ba và 05 giải Khuyến khích.
+ Lê Minh Trang (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) với báo cáo “Các điều khoản linh hoạt của hiệp định TRIPS với việc tiếp cận dược phẩm vì sức khỏe cộng đồng”.
+ Nguyễn Thái Bình (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) với báo cáo “Khắc phục những rào cản về Sở hữu trí tuệ trong bảo hộ sáng chế đối với ngành Dược phẩm Việt Nam khi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vận hành”.
+ Nguyễn Bùi Dũng (Đại học Ngoại thương) với báo cáo “Khai thác chỉ dẫn địa lý “Chả mực Hạ Long” trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh”. + Bùi Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (Đại học Kinh tế Quốc dân) với báo cáo “Tranh chấp tên miền quốc gia .vn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”. + Nguyễn Thị Quỳnh (Đại học Luật Hà Nội) với báo cáo “Pháp luật Sở hữu trí tuệ về tri thức truyền thống”.
+ Lê Hương Liên, Dương Thị Lương (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) với báo cáo “So sánh việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại Hoa Kỳ và Việt Nam – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. + Nguyễn Đặng Thuỳ Linh, Nguyễn Tùng Lâm (Đại học Luật Hà Nội) với báo cáo “Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và mùi hương tại việt nam – Từ kinh nghiệm của Châu Âu và Hoa Kỳ”. + Nguyễn Lương Sỹ (Đại học Luật, Đại học Huế) với báo cáo “Một số bất cập về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với hang nông sản theo pháp luật Việt Nam”. + Trần Mai Anh Trang (Đại học Ngoại thương) với báo cáo “Bảo hộ nhãn hiệu màu trê thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam”. + Vũ Thị Vân (Đại học Kinh tế Quốc dân) với báo cáo “Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển nghề rượu truyền thống tại làng Vân”. |
* Một số hình ảnh khác tại Hội nghị:
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn