Ngôn ngữ
Hội thảo “Gia đình đa văn hoá Việt Nam – Đài Loan” do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 18/12/2013 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam và Đài Loan.
Các báo cáo tại hội thảo phản ánh thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan trong những năm qua và đi sâu phân tích những thách thức và khó khăn mà các gia đình liên văn hoá, đặc biệt là những người vợ Việt Nam sống tại Đài Loan phải đối mặt, từ đó chỉ ra những hệ quả về mặt văn hoá, xã hội đối với cộng đồng địa phương.
Theo thống kê, số lượng cuộc hôn nhân giữa đàn ông Đài Loan và phụ nữ Việt Nam đang tăng lên ở cà Đài Loan và Việt Nam. Tại tỉnh Sóc Trăng, từ 2005-2010 có 825/2115 trường hợp kết hôn với người Đài Loan, chiếm 39%. Số liệu thống kê từ sở Tư pháp của một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: trong số phụ nữ lấy chống nước ngoài thì lấy chồng Đài Loan chiếm 79%.
Khi rời bỏ đất nước của mình đến một quốc gia khác, đối mặt với những khác biệt về văn hoá và lối sống, những chuyển đổi về môi trường, kinh tế, giáo dục, ngôn ngữ cũng như nhận thức và tình cảm, các cặp đôi này gặp nhiều khó khăn để thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Nhiều thách thức nảy sinh trong quan hệ hôn nhân giữa những cặp đôi liên văn hoá như: vấn đề định kiến và phân biệt đối xử đối với người nhập cư; sự tiếp biến văn hoá diễn ra trong các thế hệ gia đình và cộng đồng; mối quan hệ giữa gia đình thông gia và gia đình mở rộng; vấn đề giao tiếp và chất lượng mối quan hệ trong hôn nhân; nuôi dưỡng con cái… Nhu cầu sức khoẻ tâm thần và ứng phó ở những cặp đôi liên văn hoá được nhận diện từ khía cạnh đa văn hoá. Trên cơ sở đó, những đề xuất cho chăm sóc xã hội và dịch vụ tâm lí cho những gia đình này được thảo luận.
Đặc biệt, nhiều vấn đề cụ thể đã được đặt ra trong các thảo luận: Hạn chế về ngôn ngữ và học vấn khiến phụ nữ Việt Nam tại Đài Loan gặp khó khăn gì trong nuôi dậy con cái? khó khăn về kinh tế, bất đồng ngôn ngữ, văn hoá, lối sống dẫn tới những khác biệt về tâm sinh lí ảnh hưởng thế nào đến gia đình Việt- Đài? Liệu có xung đột, cạnh tranh về việc làm giữa những người vợ Việt Nam và người lao động Đài Loan? Phụ nữ lấy chồng Đài Loan đã vượt qua những sức ép và khó khăn trong cuộc sống thế nào? Hiệu quả của các chính sách mà chính quyền Đàu Loan trợ giúp cô dâu nước ngoài? Có sự khác biệt về khó khăn và thách thức trong cuộc sống của phụ nữ lấy chồng Đài Loan sống ở nông thôn so với thành thị? Trẻ em là con của các cặp vợ chồng Việt- Đài gặp khó khăn gì trong cuộc sống?…
ội thảo “Gia đình đa văn hoá Việt Nam – Đài Loan” do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 18/12/2013 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam và Đài Loan.
Các báo cáo tại hội thảo phản ánh thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan trong những năm qua và đi sâu phân tích những thách thức và khó khăn mà các gia đình liên văn hoá, đặc biệt là những người vợ Việt Nam sống tại Đài Loan phải đối mặt, từ đó chỉ ra những hệ quả về mặt văn hoá, xã hội đối với cộng đồng địa phương.
Theo thống kê, số lượng cuộc hôn nhân giữa đàn ông Đài Loan và phụ nữ Việt Nam đang tăng lên ở cà Đài Loan và Việt Nam. Tại tỉnh Sóc Trăng, từ 2005-2010 có 825/2115 trường hợp kết hôn với người Đài Loan, chiếm 39%. Số liệu thống kê từ sở Tư pháp của một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: trong số phụ nữ lấy chống nước ngoài thì lấy chồng Đài Loan chiếm 79%.
Khi rời bỏ đất nước của mình đến một quốc gia khác, đối mặt với những khác biệt về văn hoá và lối sống, những chuyển đổi về môi trường, kinh tế, giáo dục, ngôn ngữ cũng như nhận thức và tình cảm, các cặp đôi này gặp nhiều khó khăn để thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Nhiều thách thức nảy sinh trong quan hệ hôn nhân giữa những cặp đôi liên văn hoá như: vấn đề định kiến và phân biệt đối xử đối với người nhập cư; sự tiếp biến văn hoá diễn ra trong các thế hệ gia đình và cộng đồng; mối quan hệ giữa gia đình thông gia và gia đình mở rộng; vấn đề giao tiếp và chất lượng mối quan hệ trong hôn nhân; nuôi dưỡng con cái… Nhu cầu sức khoẻ tâm thần và ứng phó ở những cặp đôi liên văn hoá được nhận diện từ khía cạnh đa văn hoá. Trên cơ sở đó, những đề xuất cho chăm sóc xã hội và dịch vụ tâm lí cho những gia đình này được thảo luận.
Đặc biệt, nhiều vấn đề cụ thể đã được đặt ra trong các thảo luận: Hạn chế về ngôn ngữ và học vấn khiến phụ nữ Việt Nam tại Đài Loan gặp khó khăn gì trong nuôi dậy con cái? khó khăn về kinh tế, bất đồng ngôn ngữ, văn hoá, lối sống dẫn tới những khác biệt về tâm sinh lí ảnh hưởng thế nào đến gia đình Việt- Đài? Liệu có xung đột, cạnh tranh về việc làm giữa những người vợ Việt Nam và người lao động Đài Loan? Phụ nữ lấy chồng Đài Loan đã vượt qua những sức ép và khó khăn trong cuộc sống thế nào? Hiệu quả của các chính sách mà chính quyền Đàu Loan trợ giúp cô dâu nước ngoài? Có sự khác biệt về khó khăn và thách thức trong cuộc sống của phụ nữ lấy chồng Đài Loan sống ở nông thôn so với thành thị? Trẻ em là con của các cặp vợ chồng Việt- Đài gặp khó khăn gì trong cuộc sống?…
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn