bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Kinh nghiệm của ĐH Malaya và ĐH Công nghệ Nanyang

Thứ năm - 21/11/2013 17:00

Xây dựng và phát triển đại học theo hướng nghiên cứu đã trở thành xu hướng của các trường đại học trên thế giới ngày nay. Tuy cũng chỉ mới chính thức bắt tay thực hiện chủ trương này trong vòng 10 năm nay, nhưng hai trường đại học trên đã có những thành công đáng học tập và ngưỡng mộ.

Kinh nghiệm của ĐH Malaya và ĐH Công nghệ Nanyang
Kinh nghiệm của ĐH Malaya và ĐH Công nghệ Nanyang

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội và kế hoạch công tác của Ban Giám hiệu Trường ĐHKHXH&NV, từ ngày 13 đến ngày 18/11/2013, đoàn đại biểu gồm 15 cán bộ lãnh đạo, quản lí của Nhà trường và các khoa do PGS.TS. Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng) làm trưởng đoàn, đã thực hiện thành công chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình đại học nghiên cứu ở hai trường đại học là Đại học Malaya (Malaysia) xếp hạng 146 và Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) xếp hạng 41 của thế giới. Đoàn đã được lãnh đạo và chuyên gia của hai trường đón tiếp nồng hậu, chân tình và cởi mở. Chuyến đi đã đem lại nhiều bài học quý đối với cán bộ của đoàn, đồng thời để lại ấn tượng tốt đẹp cho các trường bạn.

 

Các đồng nghiệp ở trường Đại học Malaya đã chia sẻ một cách chi tiết về quá trình thay đổi nhận thức và hành động đối với chủ trương xây dựng trường thành đại học nghiên cứu. Nguyên nhân chính giúp trường thành công là thiết kế quy trình, kế hoạch cho từng cá nhân một cách phù hợp, tỉ mỉ, công phu và phải quyết tâm vượt qua không ít khó khăn. Trong đó, điển hình nhất là việc xây dựng chuẩn đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên (KPI – Key Performance Indicator). Hàng năm, nhà trường đều có quy định về KPI cho đến từng cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên. Đối với giảng viên, KPI bao gồm khoảng 80% chỉ tiêu liên quan đến các công việc chuyên môn, 15% liên quan đến thái độ, phẩm cách cá nhân, 5% liên quan đến các đóng góp cho cộng đồng học thuật, các hoạt động khác ngoài giảng dạy. Dựa vào đó, các cán bộ, tuỳ theo thâm niên công tác, chức danh, biết rõ việc mình phải làm và lãnh đạo cũng thuận tiện trong việc kiểm tra, đánh giá. Việc triển khai mô hình hoạt động theo hướng ĐH nghiên cứu được thử nghiệm trong vòng 3 năm đầu, sau đó được điều chỉnh và áp dụng liên tục. Để thúc đẩy việc tăng thứ hạng sớm, trường đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia người nước ngoài có danh tiếng đến làm việc và hợp tác. Đồng thời, trường luôn tìm hiểu, nắm bắt phương pháp và xu hướng đánh giá của các trường đại học khác trên thế giới để điều chỉnh các chuyên ngành đào tạo nhằm quảng bá danh tiếng trên trường quốc tế. 5 nhân tố làm nên thành công của đại học Malaya được đúc kết là bản thân phần lớn cán bộ của trường phải có đam mê khoa học, quyết tâm của giới lãnh đạo, nguồn tài chính dồi dào, đội ngũ đủ năng lực và chính sách phù hợp.

Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore là cơ sở thứ hai mà đoàn đến thăm cũng xây dựng và triển khai nhiều chính sách lớn để chuyển đổi từ một trường thiên về giảng dạy, đào tạo thành trường đại học nghiên cứu từ năm 2006. Để nâng cao chất lượng đội ngũ, NTU áp dụng Hệ thống quản lí năng lực của Mĩ (PMS), theo đó các giảng viên được tuyển sau 6 năm phải phấn đấu trở thành phó giáo sư, và 9 năm để trở thành giáo sư. Nếu ai không đáp ứng được yêu cầu đó sẽ bị sa thải. Tuy nhiên, nhà trường cũng hỗ trợ tối đa đối với các cán bộ, giảng viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu như giới thiệu các tạp chí chuyên ngành, biên tập và dịch các bài viết ra tiếng Anh… Riêng đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, ngoài các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, NTU có tính đến các xuất bản phẩm là các chương, các phần trong một cuốn sách được các nhà xuất bản nước ngoài có uy tín phát hành. Các giáo sư Trường nghiên cứu quốc tế mang tên Rajaratnam (Rajaratnam School of International Studies – RSIS, một trường thành viên của NTU) cho biết: Thách thức lớn nhất với các cán bộ của trường là cân bằng thời gian và nguồn lực cho việc triển khai đồng thời các đề tài nghiên cứu của chính phủ, của các cơ quan tài trợ và của cá nhân. Một thách thức khác mà họ phải đối mặt là đôi lúc có sự khác biệt giữa quan điểm khoa học cá nhân và chính sách của nhà nước. Ngoài ra, các học giả ở RSIS phải làm việc trong môi trường quốc tế hoá và cạnh tranh rất cao khi có đến hơn 60% cán bộ là người nước ngoài, trong đó, rất nhiều chuyên gia đến từ các nước phát triển.

Từ kinh nghiệm của Đại học Malaya và Đại học Công nghệ Nanyang, các cán bộ trong đoàn của Trường ĐHKHXH&NV đã hiểu rõ hơn những cơ hội và thách thức của việc phát triển nhà trường thành đại học nghiên cứu. Rất nhiều ý tưởng đã hình thành từ chuyến công tác rất hiệu quả và ý nghĩa này, báo hiệu những chuyển biến tốt trong việc triển khai kế hoạch phát triển nhà trường theo định hướng nghiên cứu trong tương lai. Điều quan trọng là phải chủ động trao đổi, học tập, mở rộng mạng lưới liên kết và bắt tay vào những hợp tác khoa học cụ thể.


Tác giả: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây