Ngôn ngữ
Trong hai buổi sáng ngày 5 và 6/9/2008, tại Khoa Văn học (Trường ĐHKHXH&NV), GS. Yamabe Susumu (Nhật Bản) đã thuyết trình về các vấn đề: sự tiếp nhận chữ Hán ở Nhật Bản, lịch sử và phương pháp huấn độc Hán văn.
Trong hai buổi sáng ngày 5 và 6/9/2008, tại Khoa Văn học (Trường ĐHKHXH&NV), GS. Yamabe Susumu (Nhật Bản) đã thuyết trình về các vấn đề: sự tiếp nhận chữ Hán ở Nhật Bản, lịch sử và phương pháp huấn độc Hán văn.
[img class="caption" src="images/stories/2008/9/10/gs%20yamabe%20va%20can%20bo%20bm%20hannom%20va%20vnc%20hannom.jpg" border="0" alt="GS. Yamabe Susumu (thứ 3, từ trái sang)" title="GS. Yamabe Susumu (thứ 3, từ trái sang)" width="240" height="160" align="right" ]Tham dự buổi thuyết trình có các giảng viên, học viên cao học, sinh viên của Bộ môn Hán Nôm (Khoa Văn học), Bộ môn Nhật Bản học (Khoa Đông phương học) và nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
Giờ học đã cung cấp cho người học những tri thức bổ ích để góp phần hình dung rõ hơn và sâu hơn về bối cảnh ngữ văn học cổ điển Nhật Bản trong không gian văn hoá đồng văn Đông Á. Đặc biệt, GS. Yamabe Susumu đã dành nhiều thời gian để trình bày về huấn độc Hán văn (Kanbun Kundoku) của Nhật Bản - một giải pháp ngữ văn độc đáo của Nhật Bản cổ đại: không phải là cách đọc dịch Hán văn xa rời nguyên văn mà là cách dịch đuổi, sát từng chữ Hán, theo âm và ngữ pháp tiếng Nhật . Đây cũng là lần đầu tiên một giáo sư Nhật Bản sang Việt Nam giảng dạy về huấn độc Hán văn.
GS. Yamabe Susumu đến từ Trung tâm Hán học thế kỉ XXI thuộc Trường Đại học Nishogakusha (Tokyo, Nhật Bản). Ông sang Việt Nam theo lời mời thỉnh giảng của Bộ môn Hán Nôm, và bước đầu thiết lập các quan hệ hợp tác nghiên cứu và giảng dạy giữa hai bên.
2008年9月5日-6日の午前中、ハノイ人文社会科学大学文学部漢喃学科で「日本における漢字の受容、漢文訓読の歴史とその方法について」というタイトルで2日間の講義が行われた。講義担当者は二松学舎大学COEプログラム「日本漢文学研究の世界的拠点の構築」の事業推進担当者山辺進先生である。
講義の参加者は、ハノイ人文社会科学大学文学部漢喃学科や東洋学部日本学科の教員、大学院、学生、及び社会科学院の漢喃研究所の若手研究者である。
講義ではベトナムと同じように漢字文化圏に属する日本において、漢字・漢文がどのように受け入れられたかについて明らかにし、たいへん興味深った。また、山辺進先生は漢文訓読の歴史とその方法についても講義を行った。漢文訓読とは、原文から離れた訳文を作るのではなく、原文に少しも手を加えずに原文の漢字を一つ一つ目で追い、日本語に置き換えながら日本語の語順に従って読みすすめるという日本独特の外国語テキストの読み方であると紹介された。
今回、日本人の専門家が日本からベトナムに来られて講義をするのは初めてのことである。今後は、両国の共同研究の場を設け、研究者ネットワークを構築することが期待される。
今回の講義はハノイ人文社会科学大学文学部漢喃学科の招聘にもとづき、二松学舎大学COEプログラムの派遣によって行われた。
Tác giả: i333
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn