bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Hội thảo xây dựng danh mục nhân vật truyền thông phục vụ biên soạn Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam

Thứ hai - 15/06/2020 22:14
Trong khuôn khổ chương trình “Nghiên cứu và xây dựng Bộ Địa chí Quốc gia: Tập Truyền thông”, trường ĐH KHXH và NV đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội thảo xây dựng danh mục Nhân vật Truyền thông, vào ngày 10/6/2020, với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, các nhà báo, đặc biệt là các nhà báo lão thành - những nhân chứng của lịch sử phát triển báo chí Việt Nam, như nhà báo Hà Đăng, Phan Quang, Phan Khắc Khải, Nguyễn Quốc Trung, Hà Minh Huệ,…
Hội thảo xây dựng danh mục nhân vật truyền thông phục vụ biên soạn Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam
Hội thảo xây dựng danh mục nhân vật truyền thông phục vụ biên soạn Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam

Chủ trì Hội thảo là GS.TS. Đỗ Quang Hưng, PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương và TS. Trần Bá Dung

Tới dự Hội thảo còn có ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện lãnh đạo Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng), Vụ Báo chí (Bộ Ngoại giao), Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), và lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội…

Sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng là một trong những điều kiện và đặc điểm quan trọng của quá trình chuyển đổi từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại. Một định chế xã hội mới xuất hiện, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin và kiến thức cho nhân dân, mà còn tác động trở lại một cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, gia đình. Với sự ra đời của báo in, rồi phát thanh, truyền hình, và đặc biệt là Internet, các PTTTĐC có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự phát triển của xã hội thông tin trong nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI.

Nhà báo lão thành Phan Quang, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội

Báo chí Việt Nam ra đời gần như cùng với sự thiết lập chế độ thuộc địa của thực dân Pháp trên đất nước ta. Tuy sinh sau đẻ muộn hơn báo chí các nước châu Âu hàng mấy trăm năm, nhưng lịch sử báo chí Việt Nam là một lịch sử phong phú, mang những sắc thái riêng biệt và bước phát triển của lịch sử báo chí gắn chặt với những biến thiên của lịch sử dân tộc giai đoạn cận và hiện đại, đồng thời, phản ánh lịch sử văn hóa, ngôn ngữ, văn học, nghề in, công nghệ thông tin… ở Việt Nam.

Nhà báo Hà Minh Huệ, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam phát biểu

Nhân vật Truyền thông được đề xuất lựa chọn đưa vào Quốc chí là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam, những nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý báo chí,… có vai trò và ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, những người đã hoạch định, đề ra chiến lược và trực tiếp sử dụng báo chí làm vũ khí tổ chức lực lượng đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc như đ/c Trường Chinh (bút danh Sóng Hồng), Võ Nguyên Giáp (bút danh Vân Đình, Hồng Thạc),  những nhà báo liệt sỹ tiêu biểu, những nhà báo khai sinh ra các cơ quan báo chí lớn ở Việt Nam, những nhà báo có những bài viết/ loạt bài viết đánh dấu mốc trong lịch sử báo chí nước nhà,…như Hải Triều, Phan Văn Trường, Trần Huy Liệu, Huỳnh Văn Tiểng, Dương Tử Giang, Hoàng Tùng, Trần Lâm, Đào Tùng, Trần Công Mân, Hồng Hà, Trần Bạch Đằng, Quang Đạm, Nguyễn Thành Lê, N.V.L,…

Nhà báo Phan Khắc Hải, nguyên TBT báo Quân đội Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Phó Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam

Đồng thời, các nhân vật tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại cũng được nhiều ý kiến trao đổi và đề nghị đưa vào tập Truyền thông như nhà báo Trương Vĩnh Ký, người sáng lập tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam mang tên Gia Định báo, Nguyễn Tường Tam, bút danh Nhất Linh; Nguyễn Tường Long, bút danh Hoàng Đạo, Tứ Ly; Nguyễn Tường Lân bút danh Thạch Lam; Trần Khánh Giư bút danh Khái Hưng, Nhị Linh; Hồ Trọng Hiếu, bút danh Tú Mỡ; Nguyễn Thứ Lễ, bút danh Thế Lữ, Lê Ta (1907-1989) trên báo Phong Hóa - Ngày Nay, hay Vũ Đình Long với Nhà in Tân Dân, chủ nhiệm và quản lý tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy (1934)...

Bên cạnh đó, có ý kiến đề xuất đưa vào danh mục Nhân vật Truyền thông những người tuy không trực tiếp viết báo, nhưng là đại diện phát ngôn của Đảng, Nhà nước,.. có vai trò quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt dư luận xã hội trong và ngoài nước, ủng hộ Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến cũng như bảo vệ và xây dựng đất nước sau này… như Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch…

Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của các nhà báo, nhà khoa học, và sẽ tiếp tục hoàn thiện về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn và xây dựng danh mục Nhân vật Truyền thông để xin ý kiến Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí lớn như TTXVN, Đài Tiếng nói VN, Đài Truyền hình VN, báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản,… cũng như các nhà báo lão thành trước khi chính thức biên soạn Mục về các nhân vật.

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương, Chủ trì nhiệm vụ “Nghiên cứu và xây dựng Bộ Địa chí Quốc gia: Tập Truyền thông” và Nhà báo lão thành Phan Quang

Link các báo đưa tin về Hội thảo

Truyền hình Nhân dân:

Truyền hình Vĩnh Long:

Tác giả: SJC

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây