bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Hướng tới xây dựng môn học “Khảo cổ học biển đảo Việt Nam”

Thứ tư - 13/05/2015 22:36
Đây là vấn đề được đặt ra trong hội thảo khoa học “Khảo cổ học biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng” do bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN tổ chức.

Đến dự với buổi hội thảo có sự góp mặt của PGS.TS Nguyễn Văn Kim, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, Giám đốc Bảo tàng Nhân học, trường ĐHKHXH&NV cùng đại diện của 16 đơn vị nghiên cứu tham gia. Trong số đó có các đơn vị nghiên cứu đầu có uy tín như  Viện nghiên cứu Đông Nam Á và Viện Khảo cổ học thuộc  Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Văn Kim khẳng định tầm quan trọng của khảo cổ học biển đảo đối với chủ quyền biển đảo của Quốc gia, dân tộc: “Với sự tham gia của đại diện 16 đơn vị với 29 báo cáo, trong cái nhìn phân tích và kết hợp, nghiên cứu giữa chuyên ngành với đa ngành và liên ngành. Với cách tiếp cận đó, chắc chắn các nhà khoa học trong hội thảo ngày hôm nay sẽ đem đến một cách nhìn khách quan, toàn diện về vị thế biển Việt Nam, vai trò của biển đối với sự phát triển của các nền văn hóa, các vương quốc cổ, quá trình khai thác trên biển, xác lập chủ quyền trên biển và quá trình bảo vệ chủ quyền trên biển hết sức gian khổ của Việt Nam”. 

Đồng thời, tại hội nghị các nhà khoa học trong và ngoài trường, trong nước và quốc tế đã bàn thảo về một số vấn đề về lý luận và phương  pháp khảo cổ học biển đảo và đặc biệt là định hướng lâu dài về sự phát triển của ngành khảo cổ học của khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV. Cộng với tình hình biển Đông  luôn là vấn đề nóng bỏng trong thời gian gần đây thì môn học “Khảo cổ học biển đảo Việt Nam” được đưa vào giảng dạy trong thời gian sắp tới là điều rất cần thiết.

Trong số 29 báo cáo được nêu ra ở hội thảo có những báo cáo quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam ở biển Đông như “Tư liệu Khảo cổ góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa” của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN);  những phát hiện khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa của TS. Lại Văn Tới (Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành). Thực tế từ năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành khảo cổ trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và tuyên bố xin đăng ký danh hiệu Di sản Thế giới cho “Con đường tơ lụa biển Đông”, vì vậy những tư liệu nghiên cứu khảo cổ khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam là rất quan trọng.

Chương trình hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/5. Ngày hôm nay, các đại biểu tiến hành hội thảo các báo cáo tại trường ĐHKHXH&NV. Ngày mai, các đại biểu sẽ tiến hành di tích bãi cọc Bạch Đằng (Quảng Ninh).

 

Tác giả: Hiếu Lương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây