bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Nâng cao hoạt động Đoàn - Hội dưới sự chỉ đạo của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa

Thứ hai - 09/11/2015 00:39
Với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các Liên Chi đoàn, Liên chi Hội, ngày 6/11/2015, Đoàn thanh niên - Hội sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã tổ chức buổi tọa đàm "Nâng cao hoạt động Đoàn - Hội dưới sự chỉ đạo của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa".
Nâng cao hoạt động Đoàn - Hội dưới sự chỉ đạo của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa
Nâng cao hoạt động Đoàn - Hội dưới sự chỉ đạo của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa

PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu đề dẫn buổi tọa đàm

Đoàn thanh  niên - Hội sinh viên Trường ĐHKHXH&NV là đơn vị đầu tiên trong ĐHQGHN thực hiện cách thức tọa đàm này, để tháo gỡ những khó khăn trước mắt về cơ cấu tổ chức và hoạt động của cấp Liên Chi đoàn - hội.

Tham dự buổi tọa đàm có TS. Trương Ngọc Kiểm, Bí thư Đoàn ĐHQGHN; PGS.TS Phạm Quang Minh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV; TS. Ngô Thị Kiều Oanh, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phụ trách phòng Tổ chức Cán bộ; các thầy cô đại diện cho Chi ủy - Ban Chủ nhiệm các Khoa và các bạn sinh viên là thủ lĩnh đoàn hội các khoa trong trường.

Cần những thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động Đoàn - Hội

Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS Phạm Quang Minh chia sẻ: Hoạt động Đoàn - Hội Trường ĐHKHXH&NV trong năm học vừa qua đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, minh chứng qua những kết quả đạt được về phần thưởng như đứng đầu hoạt động Đoàn - Hội ĐHQGHN, giấy khen của Thành Đoàn Hà Nội. Nhiều hoạt động của Đoàn - Hội nhà trường rất sôi nổi, ý nghĩa và thiết thực như phong trào hiến máu nhân đạo nắng hồng Nhân văn, chương trình áo ấm cho em… Nhưng chúng ta không nên chủ quan với những kết quả đã đạt được. Đoàn - Hội Nhà trường vẫn cần tiếp tục trao đổi cởi mở để có những phương hướng phát triển trong thời gian tới, tiếp tục phát huy những mặt đã làm được, khắc phục những điều chưa làm được, để Đoàn - Hội là mội trường để cho sinh viên, thanh niên Nhà trường rèn luyện.

Trong thời gian tới, hoạt động Đoàn - Hội phải đảm bảo các yếu tố rộng, sâu và chấy lượng. Đã là hoạt động phong trào, cần phải mở rộng, lan tỏa đến mọi đoàn viên, thanh niên cùng tham gia, không nên dừng lại ở những cá nhân nhiệt tình, xuất sắc. Bên cạnh đó, hoạt động Đoàn - Hội cũng phải tránh việc chạy theo phong trào, theo thành tích mà phải đi vào chiều sâu, có chất lượng tốt, hướng đến giá trị cộng đồng, hỗ trợ đào tạo. PGS.TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh "Hoạt động Đoàn - Hội phải định hướng đến giá trị thiết thực, bởi có giá trị thiết thực mới có thể thu hút và giữ chân đoàn viên, thanh niên".

Đồng chí Trương Ngọc Kiểm, Bí thư Đoàn ĐHQGHN phát biểu tại buổi tọa đàm

Đồng ý với ý kiến trên, đồng chí Trương Ngọc Kiểm, Bí thư Đoàn ĐHQGHN cũng chia  sẻ "Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề. Hoạt động Đoàn - Hội Trường ĐHKHXH&NV đã rất tốt, nhưng ở cấp thấp hơn là Liên Chi đoàn và Chi Đoàn, có những cơ sở rất mạnh, đạt điểm cao, nhưng cũng có những điểm trũng, hoạt động chưa hiệu quả.

Chúng ta cần nhận thức rằng, bên cạnh việc cung cấp kiến thức chuyên môn, Nhà trường cũng nên tạo môi trường để các bạn đoàn viên, thanh niên học hỏi được những kỹ năng ứng xử, quan hệ trong cuộc sống… Những kỹ năng này thường được tiếp thu tốt nhất qua môi trường của Đoàn - Hội. Đồng chí Trương Ngọc Kiểm ví dụ: "Nhà trường đào tạo là một sản phẩm đẹp, chau chuốt; Đoàn thanh niên - Hội sinh viên sẽ gói gém cẩn thận sản phẩm đó, để sản phẩm trở nên hoàn thiện hơn, đẹp hơn, thỏa mãn thêm yêu cầu của thị trường".

Sinh viên thế kỷ XXI, có nhiều các nhu cầu xã hội, nhiều sự quan tâm khác, nên sự vận động của đoàn viên, thanh niên với Đoàn - Hội đã có sự thay đổi. Thời gian qua, Đoàn - Hội Trường ĐHKHXH&NV đã rất chủ động và linh hoạt trong việc xây dựng nhiều các câu lạc bộ. Đây là một dạng mới trong việc tổ chức, tập hợp các bạn sinh viên tham gia. Đặc trưng của các câu lạc bộ là các thành viên có cùng đam mê, sở thích được tụ hợp lại với nhau. Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ những yếu điểm về khâu tổ chức, đó là phụ thuộc rất lớn vào người thủ lĩnh. Người đứng đầu có vai trò, trách nhiệm thì hoạt động mới hiệu quả, còn ngược lai, sẽ làm cho hoạt động của câu lạc bộ dần suy giảm.

Nhiều gợi mở cho việc phát huy vai trò của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm

Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến của đại diện của các Chi ủy - Ban Chủ nhiệm các Khoa trong trường đã đi thẳng vào vấn đề vai trò, vị trí của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm trong hoạt động của các Liên Chi đoàn, Liên Chi hội.

Theo đồng chí Trần Đức Hòa (Khoa Thông tin Thư viện), Chi ủy - Ban Chủ nhiệm các khoa cần phải "vào cuộc" với  các hoạt động của Đoàn thanh niên - Hội sinh viên của đơn vị mình. Việc vào cuộc này thể hiện ở sáu khía cạnh: quan tâm về mặt chủ trương; phát huy nguồn lực đoàn viên thanh niên; thúc đẩy các ý tưởng của sinh viên; góp ý vào các khâu trong hoạt động tổ chức của Đoàn - Hội; tài trợ, hỗ trợ về mặt kinh phí, các mối quan hệ và tạo động lực để hoàn thiện các khâu trong hoạt động.

Đồng chí Trần Đức Hòa (Khoa TTTV) đang chia sẻ kinh nghiệm của đơn vị mình

Theo đồng chí Trần Đức Hòa, tất cả các Liên Chi đoàn - hội trong trường đều nhận được sự quan tâm về mặt chủ trương, nhưng mức độ tham gia, vào cuộc của các Chi ủy - Ban Chủ nhiệm ở từng Khoa lại có sự khác biệt. Một số khoa, việc sáng tạo trong các hoạt động Đoàn - Hội bị phó mặc cho sinh viên, vì tâm niệm cho rằng, tuổi trẻ sẽ có nhiều ý tưởng. Trong khi đó, các thầy cô trong Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa là những người có trải nghiệm, phông kiến thức phong phú, đôi khi sẽ đưa ra những ý tưởng rất quan trọng hoặc có thể là những gợi mở bất ngờ cho hoạt động Đoàn - Hội của đơn vị.

Tài sản của sinh viên là tuổi trẻ, sức trẻ, niềm đam mê và nhiệt huyết. Để có thể phát huy hết được nguồn tài sản vô giá đó, cần lắm sự giúp đỡ về khía cạnh kinh phí, tài chính và các mối quan hệ xã hội của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa. Các thầy cô là những người đi trước, có kinh nghiệm, có thêm niên, có các mối quan hệ xã hội rộng lớn, sẽ là những người ủng hộ trực tiếp về mặt tài chính hoặc tư vấn, giúp đỡ, kết nối liên hệ giúp các bạn đoàn viên thanh niên đi tìm kiếm các nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động, đồng chí Trần Đức Hòa nói.

Đồng chí Diệu Linh (Khoa LTH&QTV) chia sẻ: Với Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa luôn có chỉ đạo chung, hoạt động Đoàn - Hội phải gắn với chuyên môn của đơn vị. Các cán bộ trẻ của Khoa phải khẳng định vị trí của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học, còn sinh viên là khả năng thâm nhập vào thị trường lao động. Thay vì chỉ đạo chung chung, Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa trở thành cầu nối để cán bộ trẻ và sinh viên phát huy khả năng, tiệm cận cơ hội.

Đồng chí Diệu Linh (thay mặt cho Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa LTH&QTVP) chia sẻ tại buổi tọa đàm

Chi ủy - Ban chủ nhiệm Khoa đã thiết kế mô hình "mấy sinh viên theo một cán bộ trẻ, mấy cán bộ trẻ theo một cán bộ thâm niên" đã đem lại hiệu quả rất cụ thể. Nhiều hoạt động của đoàn viên thanh niên Khoa LTH&QTVP đã gắn chặt với  môi trường học tập và nghề nghiệp. Năm vừa qua, đã có hơn 20 đề tài của sinh viên có ý nghĩa thiết thực với hoạt động các đơn vị liên quan bên ngoài, đem lại hệ quả, sinh viên của khoa ra bên ngoài được nhanh chóng tiếp nhận và tạo điều kiện tối đa. Sự đồng thuận, lắng nghe và chia sẻ của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm khoa đã tạo ra những thành công, đó là giá trị cốt lõi nhất gia tăng sức mạnh cho hoạt động Đoàn - Hội, đồng chí Linh nói.

Chia sẻ kinh nghiệm của đơn vị mình, đồng chí Chi (Khoa KHQL) cho biết, với truyền thống của Khoa KHQL, hoạt động Đoàn - Hội luôn được sự quan tâm sát sao của Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa. Việc quan tâm thể hiện ở từng hạnh động cụ thể chứ không nằm trên văn bản giấy tờ. Đầu mỗi năm học, Liên chi Đoàn - Hội Khoa KHQL đều phải có bản dự trù kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể. Từ bản kế hoạch đó, thầy và trò sẽ cùng ngồi lại với nhau để phân tích, bàn luận và sắp xếp các hoạt động, hướng đến hiệu quả, tránh chồng chéo. Khi triển khai thực hiện, Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa sẽ theo dõi, đánh giá tổng kết định kỳ. Trung bình, một tháng sẽ làm việc với các bạn sinh viên từ 1 đến 2 lần.

Đối với hoạt động của cán bộ trẻ, đồng chí Đỗ Thị Thùy Lan (Khoa Lịch sử) cũng đưa ra nhiều gợi mở quan trọng. Theo đó, Chi ủy Ban Chủ nhiệm Khoa cần sớm định hướng chuyên môn gắn liền với mọi vấn đề của cán bộ: khi ở lại trường, tham gia giảng dạy, luận văn, luận án, hướng nghiên cứu, chuyên môn. Chi ủy - Ban Chủ nhiệm Khoa nên giao cho chi đoàn phải thực hiện hoạt động khoa học định kỳ, định hướng chuyên môn, ủng hộ chru trương, tinh thần và vật chất; xây dựng chiến lược cán bộ,cơ chế đăng ký, kiểm tra, đánh giá giám sát.

Tác giả: Bài và ảnh: Hoài An; video: Đình Hậu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây