Ngôn ngữ
NOHA ra đời năm 1993, vào lúc mà rất nhiều vấn đề Hỗ trợ Nhân đạo xảy ra trên thế giới: nhu cầu nhân đạo trỗi dậy trong bối cảnh các cuộc nội chiến trên thế giới nổ ra sau Chiến tranh lạnh, tác động ban đầu của hiện tượng biến đổi khí hậu, sự gia tăng trong phạm vi và quy mô của các chủ thể nhân đạo, cũng như nhu cầu đổi mới tư duy trong ứng phó với bối cảnh nhân đạo mới. Ban đầu, NOHA được thành lập với 5 cơ sở đối tác nhằm khảo sát và thúc đẩy vai trò của các trường đại học trên thế giới trong các nỗ lực nhân đạo. NOHA cung cấp những nguồn lực cho các đối tác Châu Âu nhằm thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu về các giá trị nhân đạo trong Châu Âu và nhận được sự hỗ trợ lớn của Ủy ban Châu Âu (EC). Qua đó, Mạng lưới này đóng vai trò cầu nối giữa giới học thuật và các tổ chức nhân đạo trên toàn thế giới.
GS. TS Joost Herman (Chủ tịch Mạng lưới Hành động Nhân đạo Toàn cầu) chủ trì buổi họp
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các vấn đề nhân đạo cũng lan rộng tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới, đòi hỏi NOHA phải mở rộng mạng lưới ra các khu vực khác. Do đó, tầm nhìn Toàn cầu của NOHA đã cam kết: Mỗi khu vực trên toàn cầu sẽ có một Mạng lưới các trường đại học NOHA, nhằm đóng góp vào việc thúc đẩy hành động nhân đạo một cách chuyên nghiệp thông qua các hoạt động giáo dục và nghiên cứu phù hợp. Để tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn này, NOHA đã khởi động sáng kiến về một Mạng lưới NOHA tại Đông Nam Á. Trước mắt đã có 6 trường đại học tại các nước Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Phillipines, Việt Nam và Myanmar đăng ký trở thành đối tác của NOHA. Theo kế hoạch, Mạng lưới NOHA tại Đông Nam Á sẽ ra đời vào tháng 11, 2016 sau khi NOHA thu thập thông tin liên quan từ các trường đại học đối tác và thống nhất về triển vọng thành lập mạng lưới này. Trường ĐHKHXH&NV sẽ trở thành đối tác của NOHA ở Việt Nam.
PGS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) giới thiệu về hoạt động đào tạo và nghiên cứu hành động nhân đạo tại Trường
Thay mặt Trường ĐHKHXH&NV, PGS .TS Phạm Quang Minh đã giới thiệu về những hoạt động nghiên cứu và đào tạo về hành động nhân đạo và luật nhân đạo của Trường. Trường là một trong những cơ sở duy nhất ở Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo về Luật Nhân đạo Quốc tế. Khoa Quốc tế học của Trường đã phối hợp với Văn phòng Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế tại Việt Nam tổ chức các khóa học và hội thảo về Luật nhân đạo Quốc tế, như tọa đàm "Luật nhân đạo và xung đột quốc tế" tháng 9/2015 và hội thảo "Hành động nhân đạo trong các cuộc xung đột và thảm họa thiên nhiên" vào tháng 11/2015. Khoa cũng sẽ phối hợp với Đại học Queensland (Úc) tổ chức một hội thảo về Trách nhiệm Bảo vệ (Responsibility to protect) trong thời gian tới. Sắp tới Khoa cũng bổ sung Luật Nhân đạo Quốc tế vào chương trình đào tạo chính quy ở bậc cử nhân.
PGS. TS Phạm Quang Minh chụp ảnh cùng GS. TS Joost Herman và các đại biểu tham dự buổi họp
Sau phần giới thiệu, cuộc họp diễn ra với các nội dung cụ thể như sau:
Tác giả: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn