Ngôn ngữ
Ngày 13/3/2009, trong khuôn khổ buổi sinh hoạt của chi đoàn cán bộ khối Hiệu bộ, các đoàn viên đã nghe PGS.TS Vũ Thị Phụng – Phó Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - nói chuyện về “Văn hoá ứng xử trong giao tiếp của cán bộ công chức nơi công sở”.
Ngày 13/3/2009, trong khuôn khổ buổi sinh hoạt của chi đoàn cán bộ khối Hiệu bộ, các đoàn viên đã nghe PGS.TS Vũ Thị Phụng – Phó Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - nói chuyện về “Văn hoá ứng xử trong giao tiếp của cán bộ công chức nơi công sở”.
Buổi đàm luận tập trung vào các nội dung chính: Thế nào là văn hoá ứng xử (VHƯX) trong giao tiếp? Nguyên tắc và chuẩn mực về văn hoá ứng xử trong giao tiếp nơi công sở? Cần ứng xử trong giao tiếp nơi công sở như thế nào cho phù hợp? Giải pháp ứng xử trong một số tình huống giao tiếp cụ thể? Những luận điểm về mặt khoa học cùng nhiều kinh nghiệm sống xung quanh chủ đề này đã được trao đổi và chia sẻ.
[img class="caption" src="images/stories/2009/03/16/img_0792.jpg" border="0" alt="PGS.TS Vũ Thị Phụng" title="PGS.TS Vũ Thị Phụng" width="171" height="263" align="right" ]Đi từ những khái niệm cơ bản về ứng xử, VHƯX, những biểu hiện cụ thể của VHƯX, PGS.TS. Vũ Thị Phụng cho rằng đây là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn hoá của một cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trình độ văn hoá lại là một trong những thước đo đặc biệt để đánh giá giá trị của một cá nhân hay cộng đồng. Mặt khác, VHƯX cũng là biểu hiện dễ nhận biết nhất, dễ gây ấn tượng tốt hoặc không tốt về cá nhân, cơ quan ngay từ những tiếp xúc đầu tiên, do đó ảnh hưởng khá lớn đến kết quả công việc của cá nhân hay tập thể đó. Bài thuyết trình cũng nhấn mạnh đến tính cần thiết phải có chuẩn mực về VHƯX trong giao tiếp nơi công sở như những nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất về hành vi của cá nhân trong một cộng đồng chung, cố kết một tập thể để tạo nên sức mạnh nội lực cũng như thương hiệu riêng cho tập thể ấy. Không phải ngẫu nhiên mà VHƯX trong giao tiếp là một trong những vấn đề cơ bản được đề cập trong Quy chế Văn hoá công sở được Thủ tướng chính phủ ban hành trong năm 2007 và là một nội dung của cải cách hành chính.
PGS.TS Vũ Thị Phụng cũng đưa ra những gợi ý từ những nguyên tắc chung trong ứng xử giao tiếp nơi công sở cho đến những nguyên tắc ứng xử cụ thể với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, các đối tượng khách riêng biệt, ứng xử với môi trường làm việc xung quanh. Bên cạnh đó, một số biểu hiện của VHƯX nơi công sở như ăn mặc, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói... cũng phải được chú trọng và tuân theo những chuẩn mực riêng. Để ứng xử đúng trong môi trường công sở không phải là điều dễ nhưng cũng không phải là điều không thể làm được. Một số bí quyết để thành công trong giao tiếp, giúp cá nhân hoàn thành tốt công việc và nâng cao được giá trị bản thân như: luôn biết mình và hiểu người, tự tin và tôn trọng người khác, đóng đúng vai, có khả năng kiểm soát xung đột, không phải lúc nào cũng đi đến tận cùng chân lí...
[img class="caption" src="images/stories/2009/03/16/img_0817.jpg" border="0" alt="Những tình huống, kinh nghiệm thực tế luôn thu hút sự chú ý của các chuyên viên trẻ" title="Những tình huống, kinh nghiệm thực tế luôn thu hút sự chú ý của các chuyên viên trẻ" width="320" height="214" align="right" ]Cuối buổi thuyết trình, các đại biểu cũng trao đổi nhiều kinh nghiệm cá nhân lí thú liên quan đến những tình huống cụ thể hàng ngày mà họ phải đối mặt và đã ứng xử thành công, được sự đồng tình của mọi người về: cách thuyết phục đồng nghiệp, cấp trên để bảo vệ ý kiến của mình? cách góp ý với đồng nghiệp như thế nào để có hiệu quả? làm gì khi bị đồng nghiệp hiểu nhầm? làm gì khi lãnh đạo nóng tính? làm thế nào để cải thiện quan hệ sau khi có xung đột xảy ra?...
Buổi toạ đàm đem đến những thông điệp có ý nghĩa không chỉ trong phạm vi VHƯX nơi công sở mà còn mở rộng ra cả về VHƯX trong cuộc sống. Và đúng như phát biểu của PGS.TS. Vũ Thị Phụng khi kết thúc buổi nói chuyện: “Ứng xử là câu chuyện có nhiều lời giải nhưng không có lời kết. Mỗi người hãy phấn đấu để trở thành một diễn viên xuất sắc với nhiều vai diễn khác nhau trên sân khấu cuộc đời. Điều auan trọng là chúng ta nhận thức được giá trị bản thân, nhận thức được vị trí và trách nhiệm của mình trong một tập thể, luôn tự tin và mong muốn được đóng góp khả năng của mình vào những thành công chung của tập thể ấy”.
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn