1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Xuyến 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/ 11/ 1988 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định công nhận NCS số 3618/2018/QĐ-XHNV ngày 4/12/2018
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: “Nguồn” trong các mối quan hệ khu vực của miền Trung Việt Nam thế kỷ XVI - XIX (nghiên cứu trường hợp Cam Lộ - Quảng Trị)
8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
9. Mã số: 9229010.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Kim
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích làm rõ các yếu tố cấu thành của “Nguồn”, mối quan hệ với khu vực của “Nguồn” trong mạng lưới buôn bán Đông - Tây của miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI - XIX. Từ việc nghiên cứu về quá trình hình thành, cơ chế hoạt động, phát triển của “Nguồn”, chúng tôi lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu trường hợp “Nguồn Cam Lộ” thuộc tỉnh Quảng Trị hiện nay.
Luận án tập trung phân tích sự hình thành, phát triển, vận hành của “Nguồn” với 2 yếu tố cơ bản đó là Sở tuần ty - cơ quan đại diện cho chính quyền nhà nước, với nhiệm vụ thu thuế thương nhân miền xuôi khi buôn bán trên vùng đất của người Thượng; và Trường giao dịch - là một chợ đầu nguồn, nơi gặp gỡ của các tộc người Thượng và người miền xuôi, trao đổi buôn bán một cách tự do; hai là xem xét “Nguồn” trong hệ thống buôn bán đông - tây, luận án làm rõ các mối quan hệ chính trị và kinh tế với khu vực đã được chính quyền trung ương thiết lập trong các thế kỷ này.
Trong nghiên cứu trường hợp “Nguồn Cam Lộ”, luận án tập trung luận giải vị thế then chốt của Cam Lộ trên lộ trình thương mại với các quốc gia Đông Nam Á lục địa ở phía tây và cảng biển ở phía đông. Cam Lộ chính là một chợ “Nguồn”, địa điểm tập kết hàng hóa của thị trường khu vực như Lào, Siam (vùng đông bắc)… trước khi được đưa về thị trường ở đồng bằng và điểm cuối chính là hoạt động giao thương tại cảng biển. Luận án đã đặt “Nguồn Cam Lộ” trong mối liên kết chặt chẽ với thị trường miền ngược và miền xuôi, để từ đó làm rõ dòng chảy của hàng hóa và sự tham dự của các tộc người vào các hoạt động thương mại Đông - Tây trong các thế kỷ này.
Nhìn nhận sự hình thành, phát triển, xung đột xung quanh vấn đề thu thuế tại “Nguồn Cam Lộ”, cũng như sự suy giảm của Cam Lộ dưới thời nhà Nguyễn phần nào cho thấy bức tranh tổng thể về “Nguồn” ở miền Trung Việt Nam vào thời trung đại, từ đó mở ra những nhận thức cụ thể hơn về cơ sở hưng thịnh của nhiều trung tâm thương mại ở các cảng thị của miền Trung trong các thế kỷ XVI - XIX.
Đối tượng nghiên cứu: của đề tài đó là các yếu tố cấu thành, cách thức vận hành của “Nguồn”; và mối quan hệ của “Nguồn” với thị trường khu vực, trong đó cụ thể là “Nguồn Cam Lộ”.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp nghiên cứu chính mà luận án sử dụng là phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử. Ngoài ra, luận án có sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống cấu trúc và đặc biệt là phương pháp nghiên cứu liên ngành.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về vai trò của “Nguồn” trong hệ thống kinh tế và mối quan hệ khu vực của miền Trung Việt Nam thời trung đại. Hiểu được sự 11 hình thành, phát triển của “Nguồn”, giúp chúng ta lý giải nền tảng hưng thịnh của Đàng Trong vào các thế kỷ XVI - XVIII, cũng như nhiều vấn đề kinh tế, xã hội ở miền Trung dưới thời kỳ nhà Nguyễn.
Luận án cũng là công trình đầu tiên cụ thể hóa, làm rõ các nội dung về sự hình thành, cơ chế vận hành của “Nguồn” ở miền núi Trung Kỳ. Tập trung vào Sở tuần ty và Trường giao dịch, luận án đã góp phần làm rõ sự đóng góp của thuế “Nguồn”, nguồn lợi từ Chợ đầu nguồn trong mối quan hệ với thị trường trong nước và khu vực.
Nghiên cứu trường hợp Cam Lộ, luận án đã cho thấy sự liên kết của “Nguồn” với các trung tâm thương mại ở bên kia biên giới, và với vùng hạ lưu. Điều này không chỉ nhằm khẳng định vị thế quan trọng của hoạt động buôn bán xuôi - ngược vốn là đặc trưng tiêu biểu của xứ Thuận - Quảng, mà còn cho thấy mối quan hệ mật thiết của miền Trung với mạng lưới thương mại khu vực.
Luận án cũng góp phần làm rõ một phần bức tranh về mối quan hệ giữa các tộc người, quan hệ thương mại xuyên biên giới, vấn đề di dân, khai khẩn vùng núi Trung Kỳ được tiến hành dưới triều Nguyễn. Những kết quả đó góp phần làm rõ nhiều vấn đề của xã hội Việt Nam vào thế kỷ XIX.
Về mặt tư liệu, với việc khai thác triệt để nguồn thông tin từ tài liệu Châu bản, luận án đã góp phần khẳng định và cụ thể hóa vị thế quan trọng của nguồn tư liệu này trong nghiên cứu lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn.
3.2. Kết luận
Vào các thế kỷ XVI - XIX, chính quyền họ Nguyễn đã kiểm soát các hoạt động thương mại Đông - Tây, hoạt động trao đổi buôn bán quan trọng nhất ở miền Trung, thông qua hệ thống “Nguồn”. Hai yếu tố của Nguồn là: Sở tuần ty và Trường giao dịch giữ vai trò quan trọng trong việc thu thuế thương nhân miền xuôi đi buôn bán ở vùng cao và kiểm soát hoạt động trao đổi thương mại tự do giữa thượng và hạ nguồn.
Việc nghiên cứu sự hình thành của “Nguồn” ở miền Trung đã cho thấy, “Nguồn” không bao giờ nằm độc lập, đơn lẻ mà luôn luôn nằm trong mạng lưới thương mại giữa đồng bằng và miền núi. Trong đó, đặc biệt nổi bật lên 2 điều kiện để hình thành “Nguồn” ở vùng thượng du, Một là “Nguồn” phải được hậu thuẫn bởi nguồn thương phẩm phong phú từ vùng núi phía Tây; Hai là nó phải nằm trên giao điểm của con đường thương mại kết nối giữa đồng bằng và miền núi.
Từ trường hợp “Nguồn Cam Lộ” đã cho thấy, với vị trí nằm trên ngã tư của kết nối giữa đường bộ và đường sông, nơi đây chính là địa điểm lí tưởng cho sự hội tụ các nguồn hàng hóa từ vùng núi phía tây như gỗ quý, sáp ong, ngà voi, sừng tê, trâu, ngựa…và các mặt hàng từ đồng bằng như đồ dùng bằng kim loại, đồ sứ, muối, nước mắm…Đặt trong hệ thống thương mại giữa bờ biển miền Trung với các quốc gia Đông Nam Á lục địa có thể thấy rằng sẽ không có những hoạt động thương mại sầm uất tại Cam Lộ nếu như không có con đường thương mại xuyên sơn từ Lao Bảo xuôi xuống Cửa Việt. Với vị trí địa lý rất gần cảng Cửa Việt ở phía đông và trên lộ trình thương mại kết nối với biển của Lào, Cam Lộ đã sớm trở thành chợ nguồn hội tụ thương phẩm của vùng cao và miền biển.
Nghiên cứu về “Nguồn Cam Lộ” đã cho thấy việc thu thuế “Nguồn Cam Lộ” vốn đã được đặt ra từ thời chúa Nguyễn, sang đến thời Nguyễn hoạt động thu thuế tại đây đã được quy định chặt chẽ, cụ thể hơn rất nhiều. Điều này cũng cho thấy rằng, việc tổ chức thu thuế “Nguồn” vào thế kỷ XIX đã được nhà Nguyễn đặc biệt chú ý. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ trong tâm của chính quyền trung ương.
3.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước, luận án mở ra hướng nghiên cứu về hệ thống “Nguồn” trong kinh tế miền Trung thời trung đại. Xem xét điều kiện hình thành, vận hành, cách thức quản lý của nhà nước và sự sụp đổ của mô hình kinh tế này góp phần quan trọng vào việc lí giải sự hưng thịnh của ngoại thương Đàng Trong thế kỷ XVI - XIX, cũng như vị thế của kết nối kinh tế giữa đồng bằng và miền núi dưới triều Nguyễn.
Nghiên cứu về “Nguồn” trong hệ thống kinh tế của miền Trung cũng góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ với khu vực của miền Trung trong thế kỷ XVI - XIX. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của miền Trung trong vai trò là cầu nối, thị trường trung gian của khu vực Đông Nam Á cũng như Đông Bắc Á. Bên cạnh mối quan hệ kinh tế, thì những vấn đề về chính trị, xã hội cũng diễn ra hết sức đa dạng, phong phú trong giai đoạn này.
Những trao đổi kinh tế, xã hội, văn hóa giữa biển và lục địa là mối quan hệ truyền thống và lâu đời ở miền Trung. Luận án tiếp tục khẳng định vai trò của các liên kết kinh tế này, bên cạnh đó còn mở ra hướng nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội xung quanh hệ thống “Nguồn”, góp phần lí giải nhiều vấn đề xã hội của triều Nguyễn vào thế kỷ XIX.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Vu Thi Xuyen (2022), “The flows of commodities in Cochinchina’s economy in the sixteenth to eighteenth centuries, University of Social Sciences and Humanities”, The first international conference on the issues of social sciences and humanities, Vietnam National University Press, Hanoi, ISBN 978-604-9990-98-4, pp.802-820
- Vũ Thị Xuyến (2022), “Biển và lục địa: Nhìn lại vai trò của các con đường núi khu vực Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (9) (557), tr.48-61
- Vu Thi Xuyen (2021), “Nguyen Lords with Trading Activities and International Cultural Exchange in South Vietnam during the Sixteenth to Eighteenth Centuries”, The Russian Journal of Vietnamese Studies Vol. 5 (4), PP. 87-105.
- Vũ Thị Xuyến (2021), “Sự hội nhập của Đàng Trong thế kỷ XVI-XVIII nhìn từ dòng chảy của các nguồn thương phẩm”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 7 (6), tr.683-695
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Vu Thi Xuyen
- Sex: Female
- Date of birth: 27/11/1988
- Place of birth: Hà Nội
- Amission decision number 3618/2018/QĐ-XHNV dated 4/12/2018 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.
- Changes in academic process
Officical thesis title: “Nguồn” in regional relations of Central Vietnam in the 16th - 19th centuries (case study of Cam Lo - Quang Tri province)
- Major: World History
- Code: 9229010.03
- Supervisors: Prof. Nguyen Van Kim
- Summary of the new findings of the thesis
Research purposes:
This thesis focuses on analyzing the establishment, development, and functioning of “Nguồn” with two fundamental components: the Sở tuần ty - a state agency representing the government responsible for taxing merchants from the downstream regions engaged in trade within the land of the upper region, and the Trường giao dịch - an upstream market and meeting point for various tribes from the Upper and Downstream regions to engage in free trade. Furthermore, it investigates “Nguồn” within the East-West trading system, elucidating the political and economic relations with the regions established by the central government during these centuries.
Regarding the case study of “Nguồn Cam Lộ” this thesis places significant emphasis on interpreting Cam Lộ’s position along the commercial route connecting mainland Southeast Asian countries to the west and seaports to the east. Cam Lộ serves as an “Upstream market”, a convergence point for regional trade with neighboring areas such as Laos, Siam (Northeastern region), before reaching the downstream market and eventually engaging in commercial activities at the seaports. The thesis establishes the close linkage of “Nguồn Cam Lộ” with the upstream and downstream markets, aiming to elucidate the flow of goods and the participation of various tribes in East-West trade during this period.
By examining the formation, development, and conflicts surrounding the issue of taxation at “Nguồn Cam Lộ”, as well as Cam Lộ's decline during the Nguyen dynasty, the thesis partially illustrates the overall picture of “Nguồn” in Central Vietnam during the medieval period, thereby providing a more concrete understanding of the prosperous foundations of various commercial centers in the port cities of Central Vietnam during the 16th to 19th centuries.
Research objectives: The thesis focuses on the constitutive factors, the method of existence, and the operation of the “Nguồn” within the trading network between the lowland and highland areas of Central Vietnam. It also explores the link to the regional market, with a specific case study centered on Cam Lộ, Quảng Trị province.
Research methods
The main research method of thesis is the historical scientific research method. In addition, the thesis have used comparative methods, structural system methods, and especially interdisciplinary research methods.
Major results and conclusions
3.1. The major results
The thesis is the first study on the role of the “Nguồn” in the economic system and regional relations of Central Vietnam during the medieval period. Understanding the formation and development of the “Nguồn” helps explain the prosperous foundation of Đàng Trong during the 16th to 18th centuries, as well as various economic and social issues in the Central region under the Nguyen dynasty.
The thesis also presents the formation and operational mechanisms of the “Nguồn” in the Central Highlands. By focusing on the Sở tuần ty and Trường giao dịch, the thesis clarifies the contribution of the “Nguồn” tax and the benefits from the Chợ đầu nguồn in relation to the domestic and regional markets.
Through the study of the Cam Lộ case, the thesis demonstrates the connection between the “Nguồn” and the trading centers across the border and the downstream regions. This not only reaffirms the significant position of the trading activities both upstream and downstream, which is a typical characteristic of Thuận - Quảng region, but also shows the close relationship of the Central region with the regional trade network.
The thesis also contributes to illustrating a part of the picture of the relationship between ethnic groups, cross-border trade relations, immigration issues, and the re-evaluate of the central mountainous region conducted under the Nguyen dynasty. These results explain some issues of Vietnamese society in the nineteenth century.
In terms of materials, by thoroughly exploiting information from Châu bản documents, the thesis affirms and specifies the crucial position of these sources in the study of Vietnam's political, economic, and social history under the Nguyen dynasty.
3.2. Conclusions
In the 16th - 19th centuries, the Nguyen clan controlled East-West trade activities, the most important trading activities in the Central region, through the “Nguồn” system. The two factors of the “Nguồn” are: Sở tuần ty and Trường giao dịch have played an important role in collecting taxes on lowland traders conducting commercial activities in the highland area and controlling free trade between upstream and downstream region.
The study of the formation of “Nguồn” in the Central region has shown that “Nguồn” is never independent and isolated, but always in the trade network between the plains and the mountains. This research also indicates that it has two conditions that are especially prominent to form “Nguồn” in the upland area, the first is that “Nguồn” must be supported by abundant commercial resources from the western mountains; Second, it must be on the intersection of the trade route connecting the plains and the mountains.
From the case of “Nguồn Cam Lộ”, it has been shown that, with its location at the crossroads of the connection between the mountain route and the river, this place is an ideal place for the convergence of goods from the western mountains, and from the plain. With a geographical location very close to Cửa Việt port in the East and on the trade route connecting to the sea of Laos, Cam Lộ soon became a converging source of trade for highland and coastal products.
Research on “Nguồn Cam Lộ” has shown that the tax collection from Cam Lộ, which was established by the Nguyen lords, to the Nguyen Dynasty, tax collection activities here was much more closely and specifically regulated. This also shows that the organization of the collection of source tax in the 19th century was paid special attention by the Nguyen Dynasty. This is considered one of the tasks at the core of the central government.
- Futher research directions
Based on the inheritance of research achievements by previous scholars, this dissertation opens up avenues for research into the “Nguồn” in the Central Vietnamese economy during the medieval period.
An examination of the conditions for its formation, operation, state management mechanisms, and the collapse of this economic model contributes significantly to the understanding of the prosperity of Đàng Trong's foreign trade in the 16th to 18th centuries, as well as the economic connectivity between the lowlands and the mountains under the Nguyễn dynasty.
Research on the “Nguồn” in the Central Vietnamese economy also sheds light on its relationship with the area during the 16th to 19th centuries. This further affirms the significant role of the Central region as a bridge and intermediary market in Southeast Asia and Northeast Asia. Alongside economic relations, political and social issues unfolded during this period.
Economic, social, and cultural exchanges between the sea and continental realms have been longstanding and traditional in the Central region. The dissertation continues to emphasize the role of these economic connections while also paving the way for research into the social relationships surrounding the “Nguồn”, contributing to the understanding of various social issues during the 19th century Nguyễn dynasty.
- Thesis-related publications
- Vu Thi Xuyen (2022), “The flows of commodities in Cochinchina’s economy in the sixteenth to eighteenth centuries”, University of Social Sciences and Humanities, The first international conference on the issues of social sciences and humanities, Vietnam National University Press, Hanoi, ISBN 978-604-9990-98-4, p.802-820
- Vu Thi Xuyen (2022), “Sea and continent Re-assessing the role of the across-mountain trade route in the North Central Region”, Journal Historical Studies (9) (557), pp.48-61
- Vu Thi Xuyen (2021), “Nguyen Lords with Trading Activities and International Cultural Exchange in South Vietnam during the Sixteenth to Eighteenth Centuries”, The Russian Journal of Vietnamese Studies, Vol. 5 ( 4), PP. 87-105. doi:
- Vu Thi Xuyen (2021), “The integration of Cochinchina in the regional and world economics - From the perspective of the commodity flows of the 16th - 18th centuries in Cochinchina”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities, Vol 7 (6), PP.683-695