1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Tất Thành 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/09/1995 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4416/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định gia hạn số
7. Tên đề tài luận án: Quá trình hình thành và biến đổi các khu tập thể ở Hà Nội từ năm 1954 đến năm 2000
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 9. Mã số: 9229010.05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS.Hoàng Anh Tuấn & TS.Hoàng Thị Hồng Nga
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu:
Từ góc độ lịch sử, luận án phục dựng bức tranh về sự hình thành và biến đổi của các khu tập thể cũ ở Hà Nội từ năm 1954 đến năm 2000. Đồng thời luận án hướng tới việc làm rõ sự vận động của các khu tập thể ở Hà Nội thông qua hai phân đoạn: từ năm 1956 đến năm 1985 và từ năm 1986 đến năm 2000. Từ đó phân tích một số đặc điểm nổi bật về lối sống xã hội, văn hóa, giá trị lịch sử cũng như đúc kết một số kinh nghiệm về quản lý đô thị cũng như quản lý di sản đô thị.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát những yếu tố tác động đến quá trình hình thành và biến đổi của các khu tập thể ở Hà Nội từ 1954 đến 2000 như bối cảnh lịch sử; chủ trương và chính sách của của Đảng và Nhà nước về xây dựng đô thị Hà Nội và một số yếu tố khác trong trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 2000.
- Tổng hợp nguồn tư liệu để phục dựng bức tranh lịch sử về quá trình hình thành và biến đổi của các khu tập thể ở Hà Nội trên phương diện quy hoạch, kiến trúc và phương diện xã hội thông qua hai giai đoạn từ năm 1954 đến 1985 và từ 1986 đến 2000.
- Phân tích những yếu tố về văn hóa, xã hội, lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và biến dổi của các khu tập thể ở Hà Nội từ năm 1954 đến năm 2000.
- Đúc rút những kinh nghiệm lịch sử về quản lý, tổ chức cũng như bảo tồn các giá trị liên quan đến các khu tập thể ở Hà Nội có thể áp dụng trong quản lý đô thị Hà Nội trong hiện tại.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khu tập thể nằm trong các tiểu khu nhà ở được xây dựng từ năm 1954 tới trước năm 2000 thông qua các khía cạnh về chính sách, quy hoạch, lịch sử, văn hóa và xã hội.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án là một đề tài thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam do vậy phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử được sử dụng với vai trò phương pháp nghiên cứu chủ đạo, xem xét và trình bày quá trình phát triển, biến đổi của khu tập thể ở Hà Nội qua những yếu tố như kiến trúc, quy hoạch, văn hóa đời sống... và được trình bày theo một trình tự thời gian, đưa ra góc nhìn tiếp cận đa dạng và làm rõ mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp logic được sử dụng như một phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện liên quan trực tiếp đến các khu tập thể để chỉ ra bản chất, quy luật vận động phát triển trong lịch sử. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến mà chỉ khai thác những vấn đề cốt lõi, có tính liên kết với nhau. Từ những vấn đề cụ thể có thể suy luận ra các vấn đề liên quan một cách hợp lý.
Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng khi có một cơ sở số liệu đầy đủ, từ những con số, bảng biểu liên quan đến các vấn đề về nhà ở, khu tập thể có thể đánh giá một cách khoa học về toàn cảnh xã hội, giúp đưa ra những phán đoán, nhận xét để từ đó có thể làm rõ và phân tích.
Phương pháp phân kì lịch sử trong luận án được sử dụng để chia cụ thể các giai đoạn phát triển của nhà tập thể ở Hà Nội qua một trục thời gian xuyên suốt với việc lấy mốc bắt đầu từ năm 1954 qua sự xuất hiện của khu nhà thử nghiệm mô hình nhà tập thể đầu tiên cho đến năm 2000 khi thuật ngữ nhà tập thể không được sử dụng nữa mà thay vào đó là một hệ thống khu đô thị, nhà chung cư được sử dụng thay thế với sự xuất hiện cụ thể của khu đô thị Linh Đàm.
Ngoài những phương pháp gắn chủ yếu và gần với ngành nghiên cứu lịch sử, đây còn là một đề tài mang tính liên ngành cao. Yếu tố lịch sử là chủ đạo tuy nhiên không thể không có các ngành nghiên cứu khác.
Phương pháp thống kê là một trong những phương liên ngành được sử dụng khi thu thập đầy đủ cơ sở dữ liệu. Tổng hợp các số liệu từ các tư liệu gốc, tư liệu thứ cấp hoặc chính những thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp hoặc quan sát trực tiếp.
Đóng góp của luận án:
- Luận án góp phần đưa cái nhìn toàn diện, đầy đủ về sự ra đời và biến dổi các khu tập thể ở Hà Nội từ năm 1954 đến năm 2000 trên các phương diện quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, kiến trúc và cấu trúc khu ở, sở hữu và công năng sử dụng.
- Luận án đã chỉ ra một số thành tựu và hạn chế của mô hình nhà ở này trong giai đoạn lịch sử nhất định, đồng thời cho thấy tác động của chính sách trong mỗi giai đoạn đến đời sống cư dân các khu tập thể.
- Luận án phân tích làm rõ giá trị về lịch sử, văn hóa- xã hội của các khu tập thể từ đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc bảo tồn và xây dựng lại các khu nhà ở này trong bối cảnh hiện đại hóa và đô thị hóa hiện nay.
- Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tư liệu về nghiên cứu lịch sử đô thị ở Hà Nội.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn thông qua nghiên cứu trường hợp những khu tập thể cụ thể tại Hà Nội, nghiên cứu so sánh với các mô hình khu tập thể tương tự tại Việt Nam và thế giới, nghiên cứu mở rộng về lịch sử quy hoạch đô thị, lịch sử văn hoá xã hội Hà Nội...
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Tat Thanh Duong (2022), “A Symbol of Socialist Society: The Collective Living Quarter in Hanoi 1954-2000”, Journal of Mekong Societies (Scopus-Q2), Vol.18, số 2, ISSN: 1686-6541 tr.46-75.
- Duong Tat Thanh (2022), “The Characteristics of Vietnamese Colelctive Living Quarters – From the Foundational Concepts to Changes”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Vol.8, số 2, ISSN: 2354-1172, tr.158-175.
- Duong Tat Thanh (2022), “The “Old” Collective Living Quarters in Hanoi from the perspective of History – Culture – Society”, Ký yếu Hội thảo quốc tế “The first international conference on the issues of social sciences and humanities”, ISBN: 978-604-9990-98-4, tr.417-435.
- Duong Tat Thanh (2022), “Changes of Public Spaces at the Collective Living Quarters in Hanoi – Case study: Thanh Cong Quarter”, Hội thảo quốc tế “Anthropology and Vietnamese Cities in the Context of Globalization”.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Duong Tat Thanh
- Sex: Male
- Date of birth: 2nd September, 1995
- Place of birth: Hanoi
- Amission decision number 4416/2019/QĐ-XHNV dated 26/11/2019 by Rector of Univeristy of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University
- Changes in academic process
- Officical thesis title: The forming and transforming process of collective living quarters in Hanoi from 1954 to 2000
- Major: Vietnamese History
- Code: 9229010.05
- Supervisors: Professor.Dr. Hoang Anh Tuan & Dr.Hoang Thi Hong Nga
- Summary of the new findings of the thesis:
- This research will give an overview about KTT on aspects of history and culture. KTT is not only being recognized under the meaning of functions but also there are images of a generation, a society living in the past. Also, it can point out the cahnges in daily lives of residents through the impacts and changes itself.
- The changes in passing policies in each period had their own influences on KTT. It can be evaluated and analyzed the advantages and disadvantages of the changing process by approaching achievements or meeting the limitations which later are seen as historical results.
- Having good preparations, the achieved results will be the foundation for later research and also extend and improve more on research objectives which are KTT in Hanoi or KTT in Vietnam. Also, it puts a colorful piece into a general picture of Hanoi’s symbol.
- Futher research directions: Researching more detail in case study of KTT in Hanoi, comparative researches on different models, concepts of KTT in Vietnam and other countries, extended researches on history of urban planning, cultural history and society of Hanoi…
- Thesis-related publications:
- Tat Thanh Duong (2022), “A Symbol of Socialist Society: The Collective Living Quarter in Hanoi 1954-2000”, Journal of Mekong Societies (Scopus-Q2), Vol.18, số 2, ISSN: 1686-6541 tr.46-75.
- Duong Tat Thanh (2022), “The Characteristics of Vietnamese Colelctive Living Quarters – From the Foundational Concepts to Changes”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Vol.8, số 2, ISSN: 2354-1172, tr.158-175.
- Duong Tat Thanh (2022), “The “Old” Collective Living Quarters in Hanoi from the perspective of History – Culture – Society”, Ký yếu Hội thảo quốc tế “The first international conference on the issues of social sciences and humanities”, ISBN: 978-604-9990-98-4, tr.417-435.
- Duong Tat Thanh (2022), “Changes of Public Spaces at the Collective Living Quarters in Hanoi – Case study: Thanh Cong Quarter”, Hội thảo quốc tế “Anthropology and Vietnamese Cities in the Context of Globalization”.