bet365 football - Nền tảng chính thức

   

TTLV: Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng

Thứ tư - 19/10/2011 09:51
Thông tin luận văn "Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng" của HVCH Hoàng Thị Thu Hà, chuyên ngành Báo chí học.
Thông tin luận văn "Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng" của HVCH Hoàng Thị Thu Hà, chuyên ngành Báo chí học. 1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Thu Hà 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 27/09/1986 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng bet365 football , Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có 7. Tên đề tài luận văn: Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng 8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hương, Khoa Báo chí và Truyền thông, bet365 football 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn này là những nỗ lực bước đầu nhằm tìm hiểu về một nhóm công chúng truyền thông mới của Việt Nam, được gọi là công chúng thế hệ Net. Công trình này mới chỉ có điều kiện tiến hành nghiên cứu trên một mẫu điều tra tương đối nhỏ. Song, các kết quả nghiên cứu đã phần nào gợi ý những nét cơ bản về chân dung nhóm công chúng này. Công chúng thế hệ Net của Việt Nam được tác giả định nghĩa là những người được sinh trong khoảng từ năm 1985 đến năm 1999 (15 năm) và là những người có sử dụng mạng internet. Theo định nghĩa này thì nhóm công chúng thế hệ Net tập trung đông tại thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội; hoặc những vùng nông thôn đã và đang bị đô thị hoá nhanh chóng tại Việt Nam. Đô thị là bối cảnh quen thuộc của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các phương tiện truyền thông mới, dựa trên nền internet. Công chúng thế hệ Net tại nội thành Hà Nội, trước tiên, là nhóm công chúng sử dụng mạng internet thường xuyên, với mục đích khá đa dạng, từ thu nhận thông tin, tới liên lạc, giao tiếp, học tập, mua bán và giải trí. Trong đó, ba mục đích sử dụng mạng internet phổ biến nhất là thu nhận thông tin, giao tiếp và giải trí. Cách thức nhóm công chúng này tương tác với mạng internet phức tạp hơn hẳn cách thức họ tương tác với báo in, phát thanh hay truyền hình. Lí do cơ bản nằm ở ưu thế nổi bật của mạng internet là tính tương tác cao và vì nhóm công chúng này được nhận định là một trong những nhóm công chúng đầu tiên tiếp nhận và ứng dụng các loại phương tiện truyền thông mới. Đây đồng thời cũng là nhóm công chúng có mức độ theo dõi truyền hình tương đối cao. Thói quen theo dõi truyền hình là một kiểu “di sản” mà nhóm công chúng này được kế thừa từ thế hệ ông, bà và bố, mẹ của họ. Mặt khác, nhóm công chúng này có mức độ đọc báo in và nghe phát thanh còn thấp. Điều này đòi hỏi những thay đổi từ phía loại hình báo in và phát thanh để có thể thu hút nhóm công chúng này hơn. Nhóm công chúng thế hệ Net phân bổ hầu hết thời gian dành cho các phương tiện truyền thông đại chúng của mình vào việc sử dụng mạng internet và theo dõi truyền hình. Điều này khiến họ không thường xuyên đọc báo in và nghe phát thanh. Thậm chí, trở nên có tâm lí “ngại” đọc. Thêm nữa, tuy được hình thành sau, nhưng thói quen sử dụng mạng internet đã ảnh hưởng đáng kể tới thói quen theo dõi truyền hình của nhóm công chúng này. Nhìn chung, nhóm công chúng này chủ động hơn hẳn trong việc hình thành và phát triển thói quen sử dụng mạng internet, so với thói quen đọc báo in, nghe phát thanh hay theo dõi truyền hình. Tuy có những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng các loại phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng bản thân nhóm công chúng này cũng phân nhóm ở mức độ nhất định theo các yếu tố khác nhau như thị hiếu, giới tính hay môi trường học tập. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đích đến của nghiên cứu này là nhằm giúp các nhà truyền thông xây dựng các kênh truyền thông chuyên biệt cho nhóm công chúng thế hệ Net một cách hiệu quả nhất. Vì đây sẽ là nhóm công chúng đích của truyền thông đại chúng trong nhiều thập kỉ tới. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận văn này gợi ý cho các công trình nghiên cứu quy mô hơn trong tương lai. Trong đó bao gồm các công trình theo hướng nghiên cứu về sự phân nhóm trong lòng công chúng thế hệ Net, về việc xây dựng các kênh truyền thông chuyên biệt cho nhóm công chúng thế hệ Net, đặc biệt là việc nghiên cứu để triển khai các kênh phát thanh và truyền hình trực tuyến theo yêu cầu (on – demand). Bên cạnh đó, nghiên cứu đối sánh hai xu hướng chuyên biệt theo nội dung và chuyên biệt theo đối tượng phục vụ và nghiên cứu về khả năng tích hợp giữa các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là những hướng nghiên cứu hợp lí trong bối cảnh truyền thông đương đại. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Bài viết Về một thế hệ công chúng truyền thông mới, Báo chí – những vấn đề lí luận và thực tiễn, tập 7, tr.347, Nxb ĐHQGHN, 2010.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Hoang Thi Thu Ha 2. Sex: Female 3. Date of birth: 27/09/1986 4. Place of birth: Ha Noi 5. Admission decision number: 1355/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated October 24th, 2008 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Net generation with the mass media 8. Major: Journalism Studies 9. Code: 60.32.01 10. Supervisor: Dr. Dang Thi Thu Huong, Faculty of Journalism and Communication, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi. 11. Summary of the findings of the thesis: This thesis is just an initial effort to study a newly emerged group of audience of Vietnam which is named for the first time in Vietnam as “net generation”. Although this research was just conducted on a small sample, it could suggest basic features of the net generation living in urban areas of Hanoi. Vietnam’s net generation includes those who were born between 1985 and 1999 (15 years) and are now using the internet, as defined by the author. Accordingly, the majority of the net generation of Vietnam is located in urban areas, especially in big cities such as Hanoi. Cities are the familiar context of the mass media, especially new internet – based tools. The net generation living in the urban areas of Hanoi are firstly those who frequently use the internet with a variety of purposes including collecting information, communicating, learning, purchasing and entertaining, amongst which the three most popular ones are collecting information, communicating and entertaining. The way this group of audience interact with the internet is far more complicated than the way they interact with the traditional mass media, namely, print newspapers and broadcasting. The main reason lies in the high capability of interaction of the internet. Besides, the net generation are early adopters of high technologies. The net generation are also among those who have high frequency of watching television. The habit of watching television frequently is a sort of legacy from the older generations. On the other hand, this group of audience have considerably low frequency of reading newspapers and listening to radio, which requires essential changes to the two media. Most of the net generation’s time for the mass media is contributed to using the internet and watching television, which makes them little available for newspapers or radio. They even tend to be afraid of reading. Furthermore, their habit of internet using has considerably influenced on their habit of watching television despite that the internet has been accessible in Vietnam for only 14 years. By and large, the net generation are much more proactive in developing their habit of internet using, compared to newspapers reading, television viewing or radio listening. The net generation are divided in many subgroups based on interests, genders or learning environments though they have some prominent similarities in using the mass media. 12. Practical applicability, if any: The ultimate purpose of this research is to help communicators in Vietnam have basic knowledge of the so - called group of audience as the net generation of Vietnam, which facilitates their building of specific channels to reach the audience. 13. Further research directions, if any: This thesis suggests further research directions including the subgroups of the net generation living in the urban areas of Vietnam; the building of specific channel for the targeted audience of the net generation; the implementation of online broadcasting which develops on – demand programs; the comparative research between content – oriented tendency and audience – oriented tendency; and the integration of the mass media. 14. Thesis-related publications: Về một thế hệ công chúng truyền thông mới (On the new generation of audience), Báo chí – những vấn đề lí luận và thực tiễn, tập 7, tr. 347, Nxb ĐHQGHN, 2010.

Tác giả: admin

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây