Thông tin luận văn "Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế" của HVCH Hoàng Thị Hải Yến, chuyên ngành Quản lí Khoa học và Công nghệ.
1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Hải Yến
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/8/1986
4. Nơi sinh: Thuận Thành, Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế
8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 72
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Phi Anh, Phó Cục trưởng, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đặt ra vấn đề nghiên cứu là “Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) của Việt Nam từ năm 2005 đến nay tác động như thế nào tới bảo hộ sáng chế?” và đã chứng minh được giả thuyết đưa ra rằng Chính sách KH&CN của Việt Nam từ năm 2005 đến nay đã về cơ bản có những tác động tích cực tới bảo hộ sáng chế:
Đối với hoạt động sáng tạo: thúc đẩy hoạt động sáng tạo;
Đối với hoạt động xác lập quyền: tăng số lượng đơn sáng chế, giảm số lượng đơn sáng chế bị từ chối trong giai đoạn xét nghiệm hình thức;
Đối với hoạt động thương mại hoá: bước đầu tạo môi trường pháp lí và thực tiễn cho thương mại hoá sáng chế, gia tăng số lượng sáng chế được khai thác thương mại;
Đối với hoạt động thực thi quyền: số lượng các vụ tranh chấp liên quan tới sáng chế có dấu hiệu giảm từ năm 2005 đến nay và có tỉ lệ thấp hơn nhiều so với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
Tuy nhiên các tác động tích cực này chưa thực sự được phát huy triệt để, do đó vẫn có những hạn chế của tác động, thậm chí có thể biến thành các tác động ngoại biên âm tính:
Đối với hoạt động sáng tạo: số lượng và chất lượng sáng tạo chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, có thể biến hoạt động sáng tạo trở thành hoạt động mang tính phong trào hình thức;
Đối với hoạt động xác lập quyền: số lượng và chất lượng đơn sáng chế của người nộp đơn Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, và có nhiều vướng mắc trong xác lập quyền đối với các sáng chế từ nguồn ngân sách nhà nước;
Đối với hoạt động thương mại hoá: chưa tạo được cơ sở pháp lí rõ ràng và điều kiện vật chất cần để phát triển hoạt động thương mại hoá và chất lượng thương mại hoá đối với sáng chế; nhà nước không kiểm soát được các hoạt động thương mại hoá đối với sáng chế
Đối với hoạt động thực thi quyền: biện pháp hành chính và các quy định xử lí hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế tỏ ra chưa hiệu quả trong việc thực thi quyền đối với sáng chế;
Qua phân tích tác động của chính sách KH&CN của Việt Nam từ năm 2005 đến nay tới bảo hộ sáng chế, tác giả cũng đã đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sáng chế ở Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề xuất các khuyến nghị về chính sách KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sáng chế ở Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ sáng chế ở Việt Nam thông qua công cụ chính sách KH&CN;
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- “Một số bất cập trong giai đoạn xét nghiệm đơn sáng chế tại Việt Nam” (Báo cáo thực tập tốt nghiệp, 5/2008).
- “Đánh giá sự tác động của cơ chế quản lí đến hiệu quả bảo hộ và thực thi quyền đối với sáng chế (Nghiên cứu trường hợp các sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm)” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số: CS.2010.06, 6/2011).
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Hoang Thi Hai Yen
2. Sex: Female
3. Date of birth: 26th August 1986
4. Place of birth: Thuan Thanh district, Bac Ninh province
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated 24th October 2008 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Hanoi
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title:
“The Impacts of Science and Technology Policies on Invention Protection”
8. Major: Science and Technology Management;
9. Code: 60.34.72
10. Supervisors: Pham Phi An. PhD – Deputy Director General of National Office of Intellectual Property of Vietnam
11. Summary of the findings of the thesis:
The research question of the thesis is: “How are the impacts of Science and Technology Policies of Vietnam from 2005 to now on Invention Protection?”. The thesis has proved that Science and Technology Policies of Vietnam from 2005 to now has positive impacts on the effectiveness of Invention Protection basically, namely:
- on creative activity: impulse the development of R&D (Research and Development);
- on registration of invention: increase the number of applications of invention, decrease the number of declined applications of invention in the form testing period;
- on commercialization of invention: get initial achievements of legal frame and material condition for commercialization of invention, increase the number of licenses of invention;
- on enforcement of invention: from 2005 to now, the trend of disputes related with invention has fell down and the number of disputes of invention has a small rate in comparison with those of trademark and industrial design.
However, the above positive impacts has not extremly exploited. In fact, these impacts has been limited and may become unanticipated negative impacts, namely:
- on creative activity: the quality and quantity are still not symmetrical with the recent potentiality; futhermore, may has formalism in creative activity;
- on registration of invention: the quality and quantity of applications of Vietnamese appicants has not increased; the registraion of inventions which made from national budget meets with difficulties;
- on commercialization of invention: still has a really clear legal frame and material condition for commercialization of invention; the nation may not control commercial activities related with invention;
- on enforcement of invention: administrative measures and regulations of infringerment treatment of invention has seemed to not effective for invention protection.
Basic on impact analysis of Science and Technology Policies of Vietnam from 2005 to now on the effectiveness of invention protection, the author gives recommendations to enhance the effectiveness of invention protection in Vietnam.
12. Practical applicability:
Providing the recommendation to enhance the effectiveness of invention protection in Vietnam.
13. Further research directions:
How to enhance the effectiveness of invention protection in Vietnam;
14. Thesis-related publications:
- Difficulties of the application testing period of invention in Vietnam (Graduated practical report, 5.2008)
- Assessment the impacts of management mechanism on the effectiveness of invention protection and enforcement (Case study on pharmaceutical inventions) (Research code: CS.2010.06, Universtity of Social Sciences and Humanities, Hanoi, 6.2010)