Thông tin luận văn 'Khảo sát tác phẩm “Tứ lễ lược tập” của Bùi Huy Tùng' của HVCH Lê Phương Duy, chuyên ngành Nám Nôm.
1. Họ và tên học viên: Lê Phương Duy
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 27 / 11 / 1987
4. Nơi sinh: Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát tác phẩm “Tứ lễ lược tập” của Bùi Huy Tùng
8. Chuyên ngành: Hán Nôm; Mã số: 60220104
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Khái quát một số vấn đề mang tính lí thuyết của Gia lễ học (Tứ lễ học) như: Nguyên lưu, hàm nghĩa của từ “Gia lễ”, cấu trúc nội tại của Gia lễ, lược sử hình thành và phát triển của Gia lễ học Trung Quốc, thống kê và phân loại nguồn tư liệu Gia lễ Việt Nam, tình hình nghiên cứu Gia lễ học trong và ngoài nước... Tạo cơ sở lí luận trước khi đi vào khảo cứu nội dung tác phẩm Tứ lễ lược tập.
- Khảo sát, mô tả văn bản, bố cục tác phẩm, thống kê và phân loại nguồn thư tịch được sử dụng trong Tứ lễ lược tập; tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, phương pháp biên soạn Gia lễ và quan điểm Lễ học của Bùi Huy Tùng.
- Khảo cứu, phân tích và đánh giá 7 nội dung Gia lễ trong Tứ lễ lược tập gồm: Thông lễ, Hạ thọ lễ, Quan lễ, Hôn lễ, Tang lễ, Tế lễ và Gia quy ở hai góc độ là Lễ luận và Lễ nghi.
- Phiên âm, dịch nghĩa và chú giải tác phẩm Tứ lễ lược tập.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Việc khảo cứu và dịch chú tác phẩm Tứ lễ lược sẽ có những đóng góp đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu lễ nghi, phong tục, văn hoá dân gian Việt Nam; cung cấp tư liệu tham khảo, nhằm đáp ứng những nhu cầu về lễ nghi đang ngày càng trở nên bức thiết trong xã hội hiện đại.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục tìm hiểu và đánh giá vị trí, vai trò của Tứ lễ lược tập trong mối tương quan với các tư liệu Gia lễ khác của Việt Nam; nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của Gia lễ Việt Nam, so sánh đặc điểm, tính chất, sự đồng dị của Gia lễ Việt Nam với Gia lễ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; thúc đẩy và mở rộng phạm vi nghiên cứu liên ngành giữa Gia lễ học Việt Nam với một số ngành khoa học khác như Văn hoá học, Dân tục học, Xã hội học...
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : LÊ PHƯƠNG DUY 2. Sex: Male
3. Date of birth: 27 / November / 1987
4. Place of birth: Bắc Ninh City, Bắc Ninh Province
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 14 / October / 2009
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Summation on the four rites of Bui Huy Tung
8. Major: Sino – Nom 9. Code: 60220104
10. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Kim Son, VNU’s Vice President
11. Summary of the findings of the thesis:
- Briefing on the theoretic angles of the subject Home-Rites Study (Four-Rites Study), such as: Origins of the rites, inner meanings of the term Gia Lễ, inner structure of Gia lễ, summation on the foundation and developing history of the Chinese Gia-Lễ Study, statistics and Categorization of Gia-Lễ documentary sources in Vietnam, current situation of Gia-Lễ studies in Vietnam and overseas, etc, so to create a debatement basis on the subject before studying the subject’s content.
- Researches on physical description of the original work, the work’s layout, providing statistic and classification of the Tứ-Lễ-Lược-Tập’s documentary sources, study on the conceiving circumstances of the work, writing style and viewpoint on the Rites study of Author Bùi Huy Tùng.
- Studying, analizing, and evaluating on the debating and customary angles the seven home-rites in the work Tứ Lễ Lược Tập, which are: Thông lễ (popular rites), Hạ thọ lễ (Longevity Celebration), Quan lễ (Bonnet-donning Celebration, or Coming-of-age Initiation), Hôn lễ (Marriage), Tang lễ (Funeral), Tế lễ (Offering methods) and Gia quy (Family regulations).
- Providing the Pronunciation, translation and explication on the work Tứ Lễ Lược Tập.
12. Practical applicability:
This study on Tứ Lễ Lược Tập not only provides contributions and facilitations to future researchs and studies on Vietnamese rites, customes and folklore; but also serves as referential guidances to fulfill the needs for ritual understanding, which has become imperative in the society today.
13. Further research directions:
Continue the studies on a broader basis, and on the position and roles of the subject relating to other records on Gia Lễ in Vietnam. Reseach on the formation and development of Vietnamese Gia Lễ. Study the special characteristics of Vietnamese Gia Lễ, and find the differences and similarities in comparision to its Chinese, Japanese and Korean counterparts. Encouraging and expanding the inter-field studies between Gia Le study and other studies, like in culture, folklore, social, etc.
14. Thesis-related publications: N/A