Thông tin luận văn “Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội”, của HVCH Đinh Thị Hạnh, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Đinh Thị Hạnh
2. Ngày sinh: 01/11/1983
3. Giới tính: Nữ
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: /QĐ/XHNV-KH&SĐH, ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội”,
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học. Mã số: 60 22 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lí Toàn Thắng – Viện Từ điển học.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã khảo sát, miêu tả 857 ngữ liệu để nhận diện cấu trúc của các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phong phú của các tổ hợp cú. Trong số các tổ hợp cú, tổ hợp cú đơn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Song tổ hợp cú phức có sự biểu hiện đa dạng nhất. Đây là tổ hợp cú có dạng tiểu cú “lồng” trong cú. Ngoài ra, trẻ mẫu giáo nhỡ còn sử dụng khá nhiều tổ hợp cú ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Tuy nhiên, với các dạng cú ghép, trẻ thường chưa chú ý tới việc sử dụng các từ có chức năng nối kết hoặc thậm chí trẻ không sử dụng thành phần chính ở vế sau (có hiện tượng tỉnh lược). Bởi vậy, trẻ MGN vẫn còn tạo ra những đoạn thoại chưa hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ pháp, ý nghĩa còn mơ hồ.
Xét từ góc độ ngữ nghĩa, ở nghĩa miêu tả, sự tình có khả năng biểu hiện hết sức phong phú trong các tổ hợp cú. Sự tình có thể biểu hiện dưới dạng đầy đủ nhất (là nòng cốt câu, là vế câu ghép) hoặc có thể bị lược bớt tham thể (vị tố là các động từ, tính từ…). Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên có sự chuyển hướng sự tình trong các tổ hợp cú. Không những đa dạng ở nội dung sự tình mà trong các tổ hợp cú các vai nghĩa cũng rất phong phú, với 11 vai nghĩa.
Ở phương diện nghĩa tình thái, các tổ hợp cú của trẻ thường biểu hiện các dạng tình thái sau: liệt kê, tường thuật, đối lập, lựa chọn, tăng tiến với nhiều phương tiện biểu hiện tình thái khác nhau.
Bước sang tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc trình bày suy nghĩ, trạng thái cảm xúc…của bản thân với những người xung quanh. Một trong số đó là trẻ sử dụng các quan hệ lập luận để thuyết phục người nghe. Trong lập luận, trẻ có thể đưa ra một hoặc ba luận cứ để dẫn đến kết luận theo dụng ý của trẻ. Trong đó, có những kết luận được hiển ngôn nhưng có những kết luận ngầm ẩn.
Một trong những nét đặc sắc trong các tổ hợp cú của trẻ mẫu giáo nhỡ là đã bắt đầu biết tạo lập hàm ngôn để nâng cao hiệu quả giao tiếp. Với việc “cố tình” vi phạm các quy tắc ngữ dụng, trẻ đã sử dụng các tổ hợp cú phục vụ cho chính suy nghĩ, hành động, xúc cảm của mình, trong đó nổi bật nhất hàm ngôn đã giúp trẻ thực hiện được những hành động chê bai, năn nỉ, vòi vĩnh…mà không cần phải nói trực tiếp.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Cung cấp cho giáo sinh ngành Sư phạm mầm non về thực trạng sử dụng các tổ hợp cú ở trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Cung cấp cho giáo viên mầm non thực trạng của việc sử dụng các tổ hợp cú của trẻ. Từ đó, giáo viên mầm non sẽ lựa chọn các biện pháp để giúp trẻ sử dụng thành thạo hơn nữa các mô hình ngữ pháp và giúp trẻ biết diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của mình.
12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi).
- Nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo sử dụng đúng, hiệu quả các tổ hợp cú nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Chưa có.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name of student: Dinh Thi Hanh
2. Date of birth: 01/11/1983
3. Gender: Female
4. Place of birth: Nam Dinh
5. Student recognition decision No.: 2511/ QD / XHNV-KH & SDH, on November 2, 2007 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in the training process: None
7. Title of thesis: " Surveying the use of syntax combination in the language of preschool children (4-5 years old) at some kindergartens in Hanoi "
8. Major: Linguistics. Code: 60 22 01
9. Scientific supervisor: Prof. Dr. Li Toan Thang - Dictionary Institute.
10. Summary of the results of the thesis:
The thesis in which there are the survey, description of 857 datas to identify the structure of the combination syntax in the language of preschool children (4 -5 years old). Research results show the abundance of syntax combinations. Among the syntax combinations, single syntax combination accounts for the largest proportion. However, it is the complex syntax combination that has the most diversity of expression. This is a type of syntax combination “sub-syntax overlapped in the syntax”.
In addition, preschool children use a bit lot of syntax combinations of coordinated compounds and as well principal and accessory compounds. However, with the form of compound syntax, children often do not pay attention to the use of words functioning to link or they do not even use the main components in the latter clause (with symptom of omission). Therefore, preschool children still create uncompleted dialogues of grammar structures, the meaning is still ambiguous.
From a semantic point of view, the fact is likely to express very richly in the syntax combinations. The situation may be the most complete expression in the form (the core of sentences, a clause of compound sentence) or may be omitted participating elements (the predicate elements are the verbs, adjectives, etc.). Besides, the children often shift the situation in the syntax combinations. Not only there is diversity in the content of situation but in the syntax combinations, roles of meaning are also redundant that is also very rich, with 11 meaning roles.
In terms of the modality, the syntax combination of children is often expressed in the following states: list, report, opposition, option, increasing with several means of expression of different modalities.
Step to 4 – 5 years old, the children have huge demand in the presentation of their thoughts, emotions ... with the surrounding people. One of them is that the children use argument relations to convince the listener. In argument, the children can make one or three foundations to lead to the conclusion in the mind of the children. In which, there are some explicit conclusions and implicit conclusions.
One of the special features in the syntax combination of preschool children is to start to create implicature to improve the efficiency of communication. With the "willfulness" of violating the rules of language, the children have used the syntax combination to serve their thoughts, actions, emotions, of which, the most prominent implicature helped the children achieve critical and begged actions ... without speaking directly.
11. Applicability in practice:
- Can be applied to the provision for preschool student teachers of preschool education on the status using the syntax combination in preschoolers.
- Can be applied to the provision for preschool teachers with the real situation of the use of the syntax combination of the children. From that, the preschool teachers will select measures to help children use more fluently grammatical patterns and help children learn to express their coherent thoughts. For example, measures:
12. Further research directions:
- The syntax combination study in the language of preschool children (3-6 years old).
- Research measures to help preschool children use the syntax combinations effectively and exactly in order to help children develop coherent language.
13. The published works related to the thesis: N/A