Thông tin luận văn "Phong cách lãnh đạo của người quản lí doanh nghiệp (Khảo sát ở một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh)" của HVCH Trần Thị Thuỷ, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Thuỷ
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/09/1983
4. Nơi sinh: Đáp Cầu – TP.Bắc Ninh – Bắc Ninh,
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phong cách lãnh đạo của người quản lí doanh nghiệp (Khảo sát ở một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh)
8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 603104
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Minh Loan – Giảng viên Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề tài: "Phong cách lãnh đạo của người quản lí doanh nghiệp (Khảo sát ở một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh)”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
* Về mặt lí luận:
- Phong cách lãnh đạo của người quản lí doanh nghiệp là thể thức (hình mẫu) hành vi mà người quản lí doanh nghiệp đó thể hiện khi tìm cách gây ảnh hưởng đến hoạt động của những người dưới quyền, được những người này cảm nhận. Phong cách lãnh đạo của người quản lí doanh nghiệp gồm sự kết hợp của hành vi thiết lập mối quan hệ chính thức và hành vi thiết lập mối quan hệ không chính thức với nhân viên của người quản lí doanh nghiệp.
- Một số phong cách lãnh đạo là:
+ Phong cách lãnh đạo ra lệnh
+ Phong cách lãnh đạo giảng giải
+ Phong cách lãnh đạo tham gia
+ Phong cách lãnh đạo giao phó
* Về mặt thực tiễn:
1. Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã khẳng định giả thuyết đề ra đó là: Người quản lí ở mỗi cấp, mỗi doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh lại đang tồn tại nhiều kiểu phong cách lãnh đạo khác nhau, trong đó phong cách lãnh đạo giảng giải chiếm ưu thế.
2. Hành vi thiết lập mối quan hệ chính thức của người quản lí với nhân viên ở mức độ cao. Khá nhiều người quản lí phân công công việc phù hợp cho từng nhân viên, thường xuyên trao đổi với nhân viên về công việc, cùng bàn luận và đưa ra cách thức thực hiện chung có tính khả thi. Nếu có người không cùng quan điểm thì người quản lí luôn lắng nghe, phân tích và giải thích, thuyết phục họ một cách hợp lí. Bên cạnh đó họ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ của người dưới quyền, họ thường xuyên thẳng thắn nhắc nhở những sai trái của cấp dưới và dùng luật và lệ để điều hành công việc. Việc đánh giá nhân viên của người quản lí luôn được tiến hành một cách khách quan, công bằng, dân chủ, công khai, đúng người, đúng việc. Khi ra quyết định công việc họ thường xuyên tiếp nhận, tham khảo, xem xét ý kiến của cấp dưới nhưng họ đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp nhất, hiệu quả nhất không quan trọng là ý kiến thiểu số hay đa số.
3. Hành vi thiết lập mối quan hệ không chính thức của người quản lí với nhân viên ở mức độ cao. Khá nhiều người quản lí luôn tạo ra cho nhân viên cảm giác gần gũi, quan tâm chia sẻ những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Luôn động viên khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho nhân viên hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Việc giải quyết mâu thuẫn đôi khi vẫn còn chưa làm nhân viên hài lòng nhưng đó chỉ là thiểu số. Người quản lí đã tạo ra được những buổi sinh hoạt tập thể hấp dẫn và bổ ích. Họ đã xây dựng một hệ thống trao đổi thông tin tốt trong phòng, ban, công ti. Từ đó đã gắn kết các thành viên trong tập thể thành một khối thống nhất, tạo ra bầu không khí tâm lí trong lành mà ai cũng cảm thấy thoải mái.
4. Những người quản lí trong đa số trường hợp họ dùng phong cách lãnh đạo giảng giải. Đại đa số nhân viên đều thích phong cách lãnh đạo của người quản lí của họ, họ cho rằng người quản lí đã luôn chỉ bảo tận tình khi giao việc và không quên những lời động viên khuyến khích từ đó kích thích tinh thần làm việc của họ rất nhiều, làm họ gắn bó hơn với tập thể của mình. Hầu hết nhân viên đánh giá cao hiệu quả hoạt động của phòng, ban do người quản lí mang lại. Người quản lí đã gắn kết nhân viên với nhau tạo nên sức mạnh tập thể. Họ đã dẫn dắt nhân viên đi từ thành công này đến thành công khác để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về sự phát triển không ngừng của công ti.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Là một trong những cơ sở để người quản lí ở một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh áp dụng phong cách lãnh đạo phù hợp với thực tế ở doanh nghiệp.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : TRAN THI THUY, 2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/09/1983, 4. Place of birth: Bac Ninh Province
5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated 02/11/2007
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The leadership style of business’s manager (survey in some enterprises in Bac Ninh province)
8. Major: Psychological, 9. Code: 603104
10. Supervisors:
Through surveys on methodology and reality of thesis: “The leadership style of business’s manager (survey in some enterprises in Bac Ninh province)”, we draw some conclusions as follows:
* On theory aspect:
- The leadership style of business’s manager is behavioural capacity (form) which is performed by business’s manager when they want to have effect on inferiors’ activities which can be felt by inferiors. The leadership style of business’s manager includes the combination of official relationship establishment and unofficial relationship establishment between manager and their staffs.
- Some styles of leadership are:
+ Command leadership style
+ Explanation leadership style
+ Participation leadership style
+ Entrustment leadership style
* On reality aspect:
1. The reality results confirmed the given hypothesis, which is: The managers at every level and every enterprise in Bac Ninh province have many different leadership styles. Among of them, explanation leadership style has priority over others.
2. The behaviour of oficial relationship establishment between managers and their staffs is at high level. A lot of managers assign tasks suitable for every staff and usually discuss with staffs about their work. They discuss together and propose feasible implementation method. If there is anyone who does not have the same opinion, the manager always listens, analyzes, explains and then persuades them properly. Besides, they usually urge and supervise the implementation of tasks of inferiors. They remind directly the inferiors’ fault and use regulations to manage the work. The manager evaluates their staffs objectively, justifiably, democratically, openly and the evaluation is applied for right people and right task. When making a decision, they often receive, refer and consider staffs’opinions. They will make the final decision which is the most suitable and effective even they are majority or minority’s opinions.
3. The behaviour of unoffical relationship establishment between manager and staff is at high level. A lot of managers make staffs feel close. The managers take care of their staffs and share with them the difficulties in their work and their life as well. They encourage and give the good conditions for staffs to complete their work in the most effective way. Resolving contradictions sometimes does not satisfy their staffs, but only a minority of them. The manager organized helpful and attractive team activities. They built good information exchange system within rooms, departments, and company. Since then, the members in team are combined into a unify group whose clear mental environment makes them comfortable.
4. In many cases, the managers use explanation leadership style. The majority of staffs like this leadership style of their managers. They think that the manager has thoughtful recommendations when assigning tasks and has encouragement to staffs to stimulate their working spirit and make them have a strong attachment to their team. Most of staffs evaluate highly the working effectiveness of room and department. The manager combines staffs together to form team’s power. They lead their staffs from one to another success to creat a comprehensive picture on the ceaseless development of company.
11. Summary of the findings of the thesis:
- It is one of the bases for managers in some enterprises in Bac Ninh province to apply leadership style suitable for enterprise’s fact.
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None