Thông tin luận văn "Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt" của HVCH Phí Lê Mai, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Phí Lê Mai
2. Ngày sinh: 15/02/1985
3. Giới tính: Nữ
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/QĐ/XHNV-KH&SĐH, ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học. Mã số: 60 22 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Cẩm Lan – Khoa Ngôn ngữ học –
Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Song hành với hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật ra đời thời gian qua, các vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa như hệ thống thuật ngữ và sự phát triển của nhận thức theo nội hàm khoa học thể hiện trong ngôn ngữ cũng phát triển mạnh,nhưng luôn tuân thủ theo một logic chặt chẽ. Theo đó, các nghĩa của từ khi được nhận thức tập hợp luôn phải tồn tại và được sắp xếp theo một quy luật tổ chức nhất định. Nghĩa của từ trong phạm vi sử dụng đời sống và phạm vi khoa học tuy có nhiều điểm chung do hệ quả của việc chuyển đổi chức năng – nghĩa. Tuy nhiên, cùng với khả năng bảo toàn hoặc thu hẹp nội hàm của từ trong cách sử dụng đời sống so với nghĩa thuật ngữ, phạm vi sử dụng đời sống còn cho phép mở rộng thêm về mặt ý nghĩa. Đó có thể là những yếu tố không được chấp nhận trong khoa học, nhưng lại là cách sử dụng vô cùng gần gũi của cộng đồng, ở ngoài phạm vi thuần khoa học.
Trong 1063 đơn vị thuật ngữ được kiểm đếm để làm cơ sở khảo sát, chúng tôi nhận thấy nghĩa thuật ngữ được xây dựng trên phương thức biến đổi nghĩa từ từ đời thường nhưng chỉ sử dụng một phần nội hàm và phát triển theo chiều sâu chiếm tỉ lệ cao nhất (44,12%) - đây cũng là minh chứng cụ thể về sự phát triển của ngữ nghĩa trong tiếng Việt; sau đó là phương thức sử dụng một phần nội hàm và triển khai theo bề rộng (28,9%); sử dụng nguyên nội hàm nghĩa (24,18%). Riêng trường hợp nội hàm thuật ngữ mở rộng so với nội hàm từ đời sống chỉ chiếm 2,64%, và có duy nhất 1 từ có nội hàm tách biệt tương đối nhưng liên kết bởi nét nghĩa quan yếu.
Ngoài ra, do chỉ có 1 nội dung xác định không thay đổi theo ngữ cảnh sử dụng, nên thuật ngữ chính là phương tiện lí tưởng để tạo lập tính chính xác cho văn bản luật pháp. Sự có mặt của hệ thống thuật ngữ trong văn bản luật pháp là để đảm bảo tính nhất quán và chính xác đó. Nội dung ý nghĩa cố định, bất di bất dịch của hệ thuật ngữ luật làm cho văn bản luật pháp có được sự nghiêm ngặt, bất biến, vốn là một tính chất không thể thiếu của các quy định, luật lệ.
Hệ thuật ngữ luật pháp là phương tiện ngôn ngữ góp phần lớn tạo ra tính minh xác và chặt chẽ cho văn bản pháp luật. Khi cần diễn đạt, các yếu tố được hiển thị trên văn bản là kết quả của một quá trình lựa chọn từ vựng theo một trật tự ưu tiên nào đó do chính nội dung cần xác lập quyết định.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Trong quá trình khảo sát 1063 đơn vị thuật ngữ được kiểm đếm, chúng tôi nghiên cứu theo 2 hướng:
- Hướng thứ nhất: Phương thức biến đổi để tạo nghĩa thuật ngữ:
+ 44,12% thuật ngữ biến đổi nghĩa từ từ đời thường nhưng chỉ sử dụng một phần nội hàm và phát triển theo chiều sâu
+ 28,9% thuật ngữ sử dụng một phần nội hàm từ đời thường và triển khai theo bề rộng
+ 24,18% thuật ngữ sử dụng nguyên nội hàm nghĩa của từ thường.
+ Chỉ 2,64% thuật ngữ có nội hàm mở rộng so với nội hàm từ đời sống và duy nhất 1 từ có nội hàm tách biệt tương đối nhưng liên kết bởi nét nghĩa quan yếu.
- Hướng thứ 2: Các từ thuật ngữ đóng vai trò trung tâm trong văn bản luật
Với tần suất xuất hiện dày đặc trong văn bản, Quyền và Tài sản, Nghĩa vụ, Án, Sở hữu, Quy định,… chính là các “từ khoá” chỉ những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, cần có sự tham gia, điều chỉnh của các điều khoản Luật. Có thể khẳng định, số lần xuất hiện được coi là áp đảo của các thuật ngữ trên là minh chứng rõ ràng nhất cho giá trị các thuật ngữ và vị trí quan trọng của các hệ thống thuật ngữ liên quan đến các yếu tố trên trong việc xây dựng hệ thống thuật ngữ luật Việt Nam.
12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Vai trò và giá trị của tầng nghĩa trí tuệ trong thuật ngữ luật tiếng Việt.
- Tính hệ thống trong thuật ngữ luật tiếng Việt.
- Giá trị của các thuật ngữ luật thể hiện nhân quyền trong tiếng Việt – đối chiếu với tiếng Anh-Mĩ.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Chưa có.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Phi Le Mai 2. Sex: Female
3. Date of birth: 15/02/1985 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2543/2007 QĐ-XHNV-KH&SĐH
Dated 02/11/2007
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The survey about the intellectual meaning of the terminology in Vietnamese law text.
8. Major: Linguistics 9. Code: 60 22 01
10. Supervisors: Assoc. Dr. Trinh Cam Lan - Department of Linguistics -
College of Social Sciences and Humanities - VNU.
11. Summary of the findings of the thesis
Along with series of legal documents were released last time, the issues related to semantic as terminology system and the development of cognitive function according to scientific which content in language also developed strongly, but always adhere to a strict logic. Accordingly, the meanings of the word gathered by aware always have to exit and arranged in a certain organizational rules. Meaning of word in area of daily and area of science have much in common as a result of the conversion between function-meaning. However, along with the ability of conservation or narrow the inner meaning of word, words in using daily can use more variously than the meaning of term. They can be the factors which are not accepted in scientific but they are used closely in community outside the scope of pure science. In 1063 terms were counted for our survey, we realized that the meaning of term is built on the conversion from the life meaning of word but only use a part of connotation and the depth development accounted for the highest percentage (44.12%)- this is the concrete evident of the development of semantic in Vietnamese. Then we used the method of using an internal function and implemented by width (28.9%), using all internal meaning (24.18%). In case inner term expands more wildly than inner meaning of life only accounts 2.64%, and there is only one word has internal function separate relatively but linked by weak implication.
Because there is only one fixe content which isn’t changed by context of use, term is the ideal facility to create the accuracy of legal documents. The existence of terminology system in the legal documents is to ensure the consistency and accuracy. The fixed meaning of the terminology of law makes the strict, unchanged legal documents, which is indispensable nature of the regulations, rules.
The terminology of law is language facility contributed mostly in creating the verity and clarity of law documents. When some needs to express, elements are displayed on the text are result of a process of lexical selection that comply with a priority order determined by content to establish.
12. Practical applicability, if any
During the survey of 1063 unit terms, we researched to directions:
- The first direction: transform method to create the meaning of the term:
+ 44.12% term changes its meaning form daily life but only use an inner part and in-depth development.
+ 28.9% term changes its meaning form daily life but only use an inner part and in-width development
+ 24.18% term use all inner part of word.
+ only 2.64% inner term expands more wildly than inner meaning from life and there is only one word has internal function separate relatively but linked by weak implication.
- The second direction: terms play a central role in legislation.
With dense frequency in text, Rights and Asset, Obligations, the Court, Property, Regulations,… are the keywords refer to pressing issues of social fife require participation of adjustment of the terms of the law. We can confirm that the numerous occurrences of those terms is the most clearly demonstrated of the terms’ value and important position of the terminology system related those factors in Vietnamese terminology system law development.
13. Further research directions:
- The role and value of intellectual mean level in Vietnamese legal term.
- The systematic in Vietnamese legal terms.
- The values of legal terms express Human rights in Vietnamese, compare with English-American.
14. Thesis-related publications: None