Thông tin luận văn "Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành Thuỷ sản tỉnh An Giang" của HVCH Nguyễn Thị Lan Phương, chuyên ngành Quản lí Khoa học và Công nghệ.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Lan Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/02/1970
4. Nơi sinh: Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận học viên số: 2528/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành Thuỷ sản tỉnh An Giang.
8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60.34.72
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Huy Tiến – Đơn vị công tác: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài đã tiến hành thu thập các số liệu; điều tra, khảo sát ở 80 cơ sở ương, nuôi; 5 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh và phỏng vấn trực tiếp 10 cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật trực tiếp chuyển giao công nghệ trong NTTS từ năm 2004 – 2008. Kết quả cho thấy, sau 4 năm thực hiện chuyển giao công nghệ, từ năm 2004 – 2008, ngành thuỷ sản An Giang đã có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng cũng như năng suất nuôi tôm, cá của Tỉnh đã tăng lên gần gấp 2 lần, từ 651 tấn, năng suất bình quân 1,16 tấn/ha lên 1.297 tấn, năng suất bình quân 2,17 tấn/ha nuôi tôm càng xanh; từ 152.507 tấn, năng suất bình quân 125,3 tấn/ha lên 313.739 tấn, năng suất bình quân 213,17 tấn/ha nuôi cá; kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 3,3 lần, từ 128,7 triệu USD lên 423,4 triệu USD. Ngoài ra, còn tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động và một số mô hình nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với những hộ nghèo ở nông thôn.
Song, sự phát triển quá nhanh một cách tự phát cùng với ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cơ sở ương, nuôi; doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong Tỉnh chưa cao và việc chuyển giao một số mô hình, công nghệ không phù hợp trong nuôi trồng thuỷ sản cũng đã làm phát sinh những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, khủng hoảng nguyên liệu, tổn thất về kinh tế do ứng dụng công nghệ không hiệu quả ...
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực đó, Tác giả đã đề xuất thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Trước hết là nhóm giải pháp chính sách vĩ mô của Nhà nước, sau đó là nhóm các giải pháp cụ thể cho bên chuyển giao và bên nhận công nghệ, hướng tới phát triển công nghệ sạch trong ngành thuỷ sản từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến và tiêu thụ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ cả 3 nhóm giải pháp trên cần phải có nguồn kinh phí để hỗ trợ đầu tư, đào tạo nhân lực cùng với sự nỗ lực, phối hợp và cùng chia sẻ lợi ích của các bên có liên quan.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện, cần có sự điều tra, đánh giá đầy đủ về tất cả các công nghệ trong nuôi trồng, chế biến cũng như các công nghệ xử lí nước thải đang sử dụng trong ngành thuỷ sản hiện nay ở tỉnh An Giang, để có những chính sách, giải pháp phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay nhằm phát triển bền vững.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Lan Phuong
2. Sex: Female
3. Date of birth: February 4, 1970
4. Place of birth: Nong Cong, Thanh Hoa
5. Admission decision number: 2528/2007/QD-XHNV-KH&SDH on December 14, 2007 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Impacts of Technology Transfer Policies to the Steady Development of An Giang Fishery
8. Major: Management of Science and Technology
9. Code: 60.34.72
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Pham Huy Tien - National Institute of Science and Technology of Vietnam
11. Summary of the findings of the thesis
The study was conducted to collect data, investigate and survey in 80 nursing facilities, 5 frozen seafood processing enterprises; and directly interview 10 managers, technical staff who were engaged in the technology transfer in aquaculture from 2004 to 2008.
The results show that after 4 years of technology transfer, from 2004 to 2008, An Giang fishery has made great progress; the production efficiency as well as yield of shrimp, fish of the province has increased nearly 2 times, from 651 tons, the average yield of 1.16 ton/ha to 1.297 tons, the average yield of 2.17 ton/ha in prawn farming; from 152,507 tons, the average yield of 125.3 ton/ha to 313,739 tons, the average yield of 213.17 ton/ha in fish breeding; the export turn-over increased 3.3 times from 128.7 million USD to 423.4 million USD. In addition, creating job opportunities for many workers and some new farming models has brought economic efficiency which is suitable for rural poor households.
However, the spontaneously rapid growth with the sense and responsibility for environmental protection of the provincial culture bases and seafood processing enterprises is not high; and the inappropriate transfer of some models and technology in aquaculture has also generated negative impacts such as environmental pollution, diseases and epidemics, raw material crisis, the economic losses caused by the ineffective technology application.
Based on the analysis of those negative impact causes, the thesis author has proposed the synchronous implementation of the three groups of measures in order to limit the negative effects, contributing to the raising of the policy implementation efficiency. First of all is the group of State macroeconomic policy solutions; and next are the two groups of specific solutions for the technology transferor and for the receiver; these solutions will lead to the clean technology development in the fishery, from farming to processing and consumption.
12. Practical applicability: However, in order to synchronously implement the three solution groups, it is necessary to have funds to support the investment, personnel training, along with the efforts, cooperation and shared interests of all parties involved.
13. Further research directions: In order to achieve perfect research results, there should be full investigation and assessment on all the technologies in aquaculture, processing as well as the wastewater treatment technologies which are now in use in An Giang fishery in order to have policies and measures consistent with the current integration trends for steady development.
14. Thesis-related publications: None