Thông tin luận văn "Phân tích yếu tố văn hoá Việt Nam trong quảng cáo trên truyền hình (Khảo sát trong “giờ vàng” phát sóng của kênh VTV1,VTV3 từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011)" của HVCH Nguyễn Thị Trang Nhung, chuyên ngành Báo chí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Trang Nhung
2. Giới tínhNữ
3. Ngày sinh: 21/04/2012
4. Nơi sinh: Phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phân tích yếu tố văn hoá Việt Nam trong quảng cáo trên truyền hình (Khảo sát trong “giờ vàng” phát sóng của kênh VTV1,VTV3 từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011)
8. Chuyên ngành:Báo chí học; Mã số:60 32 01 ..
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Trí Nhiệm – Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Qua khảo sát và phân tích các vấn đề thực trạng của quảng cáo trên truyền hình hiện nay, mà cụ thể là trong “giờ vàng” Kênh VTV1, VTV3 có thể thấy, Các yếu tố văn hoá truyền thống Việt cũng đã phần nào được thể hiện trong quảng cáo truyền hình qua nội dung, hình ảnh, ngôn ngữ và âm nhạc, dù ở các mức độ khác nhau.
Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay là những nhà quảng cáo vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của sự tương thích giữa văn hoá và quảng cáo. Chính điều này đã góp phần tạo nên thực trạng hiện nay của quảng cáo, với vô số những “hạt sạn” văn hoá cần được giải quyết. Đó là “hạt sạn” về các nội dung quảng cáo thiếu ý tưởng sáng tạo, thậm chí xây dựng những nội dung, hình quảng cáo phản cảm, trái với văn hoá truyền thống của người Việt, là những “hạt sạn” trong một thứ ngôn ngữ “lai căng”, sáo rỗng và đôi khi là không đúng sự thật
Vậy nguyên nhân của những hạn chế đó là do đâu? Đó là do năng lực của các doanh nghiệp trong nước hạn chế cả về vốn, trình độ và kinh nghiệm đã dẫn đến việc không chủ động trong quản lí, điều hành hoạt động sản xuất quảng cáo. Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu về văn hoá và mối tương thích của nó với văn hoá chưa thực sự được tiến hành trên quy mô. Hầu hết các nhà quảng cáo đều tiến hành viết ý tưởng quảng cáo dựa trên kinh nghiệm làm việc và cảm tính, chưa thực sự có có được sự đào tạo bài bản và tầm nghiên cứu sâu sắc về các vấn đề này. Do đó quảng cáo chưa mang lại hiệu quả là hoàn toàn hiểu được.
Ngoài ra, một yếu tố cũng không thể không nhắc tới trong hiện trạng quảng cáo hiện nay đó là thời lượng và khung giờ phát sóng quảng cáo. Việc phát sóng thời lượng quảng cáo quá dài, quá nhiều lượt và các mẫu quảng cáo phát không đúng thời điểm trong khung giờ vàng cũng khiến khán giả có cái nhìn ác cảm hơn với quảng cáo. Yếu tố này, tuy không phải quyết định sự thành công của quảng cáo, nhưng cũng góp phần ảnh hưởng tới khán giả. Và đó cũng được xem như là một biểu hiện của tính văn hoá trong quảng cáo.
Để khắc phục tất cả các yếu tố nêu trên, những người làm quảng cáo không chỉ cần am hiểu những kiến thức về thương mại, mà hơn ai hết họ phải có sự am hiểu sâu sắc về văn hoá của đối tượng tiếp nhận, ở đây là văn hoá Việt Nam. Nói như vậy, nghĩa là họ phải nắm được toàn bộ các phong tục tập quán, cuộc sống vật chất, tinh thần của người Việt. Và thậm chí, tất cả những quảng cáo do nước ngoài sản xuất khi vào Việt Nam cũng đều phải được Việt Nam hoá để phù hợp với đặc điểm văn hoá của người Việt. Có như vậy, các sản phẩm quảng cáo mới trở nên gần gũi và có thể chạm tới trái tim người tiêu dùng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Chúng ta biết rằng, quảng cáo là một nguồn thu quan trọng của các kênh truyền hình và cũng là phương tiện để các nhà sản xuất giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Chính vì thế, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khán giả phải “sống chung” với quảng cáo. Vậy để người xem có “cảm tình” với quảng cáo, thì những clip quảng cáo đó phải phù hợp với phong tục tập quán, tâm lí tính cách, sở thích của người Việt. Nếu làm được điều này, thì quảng cáo không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng mà nó còn là kênh thông tin truyền tải được rất nhiều đặc điểm của văn hoá Việt Nam tới người xem.
Và luận văn này, với những khảo sát, phân tích thực trạng rất cụ thể về vấn đề văn hoá Việt trên quảng cáo truyền hình hiện nay, sẽ rất có ích cho những người đang làm công việc sản xuất ra các clip quảng cáo, cũng như các đài truyền hình, trong việc sáng tạo ra những mẫu quảng cáo phù hợp với người Việt, hay chọn thời điểm, thời lượng hợp lí phát sóng các mẫu quảng cáo. Do đó, luận văn hoàn toàn có khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Trang Nhung 2. Sex: Female
3. Date of birth: April, 21th, 1984 4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, issued on October 14th, 2009 by the Headmaster of the Hanoi University of Social Sciences and Humanities under the Hanoi National University
6. Changes in academic process: None
7. Thesis title: Analyse Vietnamese cultural factors in television advertising (based on a survey on “peak hours” of VTV1 and VTV3 channels from January to June 2011)
8. Major: Journalism 9. Code: 60 32 01
10. Supervisors: Dr. Nguyen Tri Nhiem, Academy of Journalism and Communication
11. Summary of the findings of the thesis:
Through the survey and analysis on the real situation of television advertising, particularly in “peak hours” on VTV1 and VTV3 channels, it can be said that the television advertising has somewhat expressed Vietnamese cultural factors through its content, images, language and music, despite at different levels.
However, the current biggest problem is that some advertisers have not yet evaluated properly the compatibility between culture and advertising. This problem has made mistakes in advertising. Those are the uncreative advertisements and even the advertisements with offensive images which are not suitable with Vietnamese culture. What more? Some advertisements are miscellaneous, trite and untrue.
What are the reasons? It is because of the domestic businesses’s limit on capital, ability and experience, thus leading to the passive management of advertising production.
Besides, almost the adversisers do not do large-scale research on the compatibility between culture and advertising before producing an advertisement. They often do their jobs based on their experience and sensibility. Therefore, their adverstisements are not effective.
Moreover, duration and broadcasting hours are seen as current problems of the TV adversitsing. The duration for TV advertisements are too much in the “peak hours”, annoying the viewers. Although this factor does not decide the success of the advertisements, it somewhat affects the viewers. It is also seen as an expression of cultural factor in TV adversiting.
To make good those shortcomings, the advertisers should update themselves with not only knowledge about commerce, but also the viewers’ culture, particularly Vietnamese culture. It means that they have to understand thoroughly the custom and life of Vietnamese people. Even, all the foreign advertisements must be Vietnamized before they are imported to Vietnam so that they are suitable with Vietnamese culture. By these ways, the advertisements will become close to the consumers.
12. Practical applicability
As we know, advertising is a significant source of income of the TV channels. It is also a means for the producers to introduce their products to the consumers. Therefore, in the modern life, the TV viewers have to live with the advertising. To make the advertisements close to the viewers, the advertisers have to make their works suitable with the custom, character and liking of Vietnamese people. By this way, the adverstisements not only introduce products to the consumers, but also promote Vietnamese culture to the viewers.
With the specific survey and analysis on Vietnamese cultural factors in the TV advertising, this thesis is very useful to the advertisers as well as television. Hopefully, they will produce advertisements suitable with Vietnamese people and broadcast the advertisements in right time with moderate duration. Thus, the thesis is completely practical applicable.
13. Further research directions, if any: none
14. Thesis-related publications: none