I. Thông tin chung
- Năm sinh: 1976.
- Email: [email protected]
- Đơn vị công tác: Khoa Quốc tế học.
- Học vị: Tiến sĩ Năm nhận: 2017.
- Quá trình đào tạo:
1998: Cử nhân Văn học và Văn hóa Nghệ thuật Nhật Bản.
2007: Thạc sỹ Châu Á học.
2017: bảo vệ Tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Thế giới.
- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Nhật, Anh.
- Hướng nghiên cứu chính: Lịch sử - văn hóa khu vực Đông Bắc Á, Khu vực học, Tiếp xúc liên văn hóa.
II. Công trình khoa học
Chương sách
- “Vai trò của các nhà tri thức Nhật Bản trong việc tiếp thu văn minh Phương Tây dưới thời Minh Trị” (trong Nghiên cứu Quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tập chuyên đề số 1, Nxb ĐHQG HN, 2011, tr. 346-355).
- “Thành tựu 30 năm đổi mới văn hóa ở Việt Nam” (trong Việt Nam sau 30 năm đổi mới: Thành tựu và triển vọng, Nxb Hồng Đức, 2017, tr.125-134).
- “Hợp tác trong lĩnh vực máy móc nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản: thực trạng và triển vọng” (viết chung với Noduchi Kenta) (trong Hợp tác quốc tế vì phát triển nông thôn ở Việt Nam: Sự kết nối chính sách và thực tế, Nxb Thế giới, 2017, tr. 261-267).
- Chương “Tài nguyên và phát triển” (dịch) (trong Các vấn đề toàn cầu, Một số bài đọc tham khảo, Nxb Thế giới, 2017, tr. 108-145.
Bài báo
- “Tìm hiểu quá trình cận đại hóa dưới thời Minh Trị ”, International Conference: So sánh phong trào “văn minh hóa” ở Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, (Japan Foundation), 2011, tr.85-91.
- “Tìm hiểu sự tiếp thu các tri thức phương Tây của Nhật Bản dưới thời Minh trị - Những kinh nghiệm cho Việt Nam”, International Conference: Đào tạo nguồn nhân lực Nhật Bản - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đại học Quốc gia TP HCM, (Japan Foundation), 2013, tr.24-30.
- “現 代のベトナムにおける若者への日本文化の 影響”、History, Culture and Cultural Diplomacy Revitalizing Vietnam - Japan Relations in the New Regional and International Context, (Japanese), VNU Press, Hanoi, 2014, pp. 171-185.
- “Sự tác động của khủng hoảng di dân tới phụ nữ và trẻ em”, International Conference: Vấn đề di cư: Cơ hội và thách thức cho EU và ASEAN: (Migration : challenges and opportunities for EU and Asean), Trường ĐHKHXH&NV - Konrad Adenauer Stiftung, 2016, tr.108-117.
- “Vai trò của tầng lớp trung lưu trong quá trình cận đại hóa Nhật Bản”, International Conference: “Vai trò của tầng lớp trung lưu trong tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn”, Trường ĐHKHXH &NV - Konrad Adenauer Stiftung, 2017, tr.142 - 150.
- “Vai trò của cây lúa trong đời sống người Nhật”, Kỷ yếu hội thảo Đông Phương học, ĐHQGHN, 2005, tr. 365-371.
- “Vị trí người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản”, Kỷ yếu hội thảo khoa học nữ, ĐHQG HN, 2006, tr. 115-121.
- “Văn minh khai hóa và sự thay đổi lối sống của người Nhật dưới thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (9) ISSN: 0868-3646, 2011, tr. 52-58.
- “Vai trò của người Hà Lan ở Nhật Bản giai đoạn Sakoku (1639 - 1853), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (186) ISSN: 0868-3646, 2016, tr. 58-68.
- “Hợp tác Nhật Bản-ASEAN trong quá trình xây dựng cộng đồng Văn hóa-Xã hội Asean”, Tạp chí Đối ngoại, số 86, 12/2016, tr.35 -38.
- “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong quá trình cận đại hóa thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á 1(191) ISSN: 0868-3646, 2017, tr. 44-51.
III. Đề tài KH&CN các cấp
- Ảnh hưởng Văn hóa Âu - Mỹ đến Nhật Bản giai đoạn thế kỷ XIX (chủ trì), đề tài nghiên cứu cấp Trường, T.04.34, 2005.
- Ảnh hưởng văn hóa phương Tây đến Hàn Quốc thế kỷ XIX đầu XX (chủ trì), đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG, QX.09.13, 2011.
- Vai trò của đội ngũ tri thức trong công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản dưới thời Minh Trị, đề tài nghiên cứu cấp Trường, CS. 2014.04, 2014.