bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Chính trị học: Tương lai và triển vọng

Chủ nhật - 18/07/2010 06:47
So với một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Chính trị học là ngành khoa học vừa có tính lí thuyết, vừa có tính thực tiễn cao. Trong xã hội hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Chính trị học đang dần trở nên bức thiết đối với nhiều cơ quan nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các cơ quan báo chí và truyền thông, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan hành chính và cả đối với các tổ chức kinh tế - xã hội. Nắm bắt được nhu cầu đó, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) đã mở một ngành đào tạo mới - ngành Chính trị học, bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm 2008.
So với một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Chính trị học là ngành khoa học vừa có tính lí thuyết, vừa có tính thực tiễn cao. Trong xã hội hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Chính trị học đang dần trở nên bức thiết đối với nhiều cơ quan nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các cơ quan báo chí và truyền thông, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan hành chính và cả đối với các tổ chức kinh tế - xã hội. Nắm bắt được nhu cầu đó, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) đã mở một ngành đào tạo mới - ngành Chính trị học, bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm 2008. “Mong muốn của chúng tôi là trang bị cho sinh viên những tri thức, phương pháp tư duy và kĩ năng cơ bản giúp cho các bạn trẻ sau này có thể tham gia tích cực vào công tác quản lí, công tác tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối chính sách, các tổ chức kinh tế - xã hội hoặc làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận, giảng dạy chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; hoặc trở thành các nhà phân tích chính sách, các phóng viên, biên tập viên chuyên phân tích, bình luận chính trị trong các cơ quan báo chí, truyền thông... Đào tạo chính trị học chính là góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa...” - đó là thông điệp được TS. Lưu Minh Văn và ThS. Lại Quốc Khánh - Phó chủ nhiệm Bộ môn Chính trị học, Trường ĐHKHXH&NV cùng các đồng nghiệp chia sẻ với chúng tôi trong buổi gặp gỡ trước mùa tuyển sinh đại học năm 2008... - PV: Sẽ có 50 sinh viên khoá đầu tiên được lựa chọn để đào tạo theo một mã ngành mới tại Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) trong năm học tới, vậy ông có thể cho biết: Bộ môn Chính trị học đã chuẩn bị được những điều kiện gì để chào đón các em? - TS. Lưu Minh Văn: Chính trị học là một ngành học mới ở Việt Nam, còn ở nhiều nước khác trên thế giới ngành học này đã có từ khá lâu và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đi tiên phong trong việc nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học là các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mĩ như Anh, Pháp, Đức, Mĩ... Trong vài thập niên gần đây, tại nhiều trường đại học lớn của một số nước trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... việc giảng dạy và nghiên cứu Chính trị học cũng từng bước xác lập vị trí quan trọng trong cơ cấu đào tạo. Hiện nay, Bộ môn Khoa học Chính trị do GS.TS Phùng Hữu Phú - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lí luận Trung ương, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - làm Chủ nhiệm với 12 cán bộ cơ hữu, 6 giáo sư và phó giáo sư kiêm nhiệm, và đội ngũ cộng tác viên đông đảo là các nhà giáo, nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn trong ĐHQGHN và ở các cơ quan ngoài như Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lí luận Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Quan hệ Quốc tế... Bên cạnh đó Bộ môn còn có quan hệ khoa học rộng rãi với một số trường đại học nước ngoài như: Đại học Connecticut, Đại học Oregon, Đại học California, Đại học NewYork (Mĩ), Đại học Toronto (Canada), Học viện Chính trị Paris, Đại học Toulouse I (Pháp). Bộ môn hiện có nguồn học liệu phong phú với hơn 500 đầu tư liệu tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Nga, Trung) và hơn 300 đầu tư liệu tiếng Việt; đặt đều đặn hàng năm 5 đầu tạp chí, thông tin khoa học chuyên ngành… Nói tóm lại, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Bộ môn cũng đã được trang bị khá đầy đủ để chào đón những sinh viên đầu tiên của ngành Chính trị học ở ĐHQGHN. - PV: Nhận thức của xã hội về ngành Chính trị học còn khá trừu tượng, vậy những sinh viên ngành Chính trị học sẽ được đào tạo theo hướng cụ thể nào? - TS. Lưu Minh Văn: Có hai hướng để giải quyết vấn đề này. Hướng thứ nhất là đào tạo tri thức chuyên sâu về chính trị học theo mô hình truyền thống với định hướng công tác trong hệ thống chính trị, và hướng thứ hai là trang bị cho sinh viên một “phông” kiến thức chính trị học vừa cơ bản, vừa có tính liên ngành cao để các em có thể tham gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Mỗi hướng đều có điểm mạnh và hạn chế của nó. Mỗi nước có thể có lựa chọn khác nhau phù hợp với triết lí giáo dục của mình. - ThS. Lại Quốc Khánh: Chương trình đào tạo chính trị học của Trường ĐHKHXH&NV được thiết kế trên cơ sở vừa tham khảo rộng rãi chương trình đào tạo chính trị học của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, vừa phản ánh và định hướng giải quyết những vẫn đề cơ bản của đời sống chính trị Việt Nam. Hệ thống kiến thức mà các em sinh viên được trang bị bao gồm 3 khối: Khối kiến thức chung theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo; Khối kiến thức cơ sở ngành với “phông” đủ rộng để có thể tích hợp được tri thức của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn, có liên quan và phục vụ cho việc đi sâu nghiên cứu chính trị học; Khối kiến thức chuyên ngành trang bị những tri thức, phương pháp và kĩ năng chuyên sâu của chính trị học. - PV: Sản phẩm đào tạo ngành Chính trị học tại bet365 football có điểm gì khác một số cơ sở đào tạo khác không? [img class="caption" src="images/stories/2008/6/16/ts.lmvan.jpg" border="0" alt="TS. Lưu Minh Văn" title="TS. Lưu Minh Văn" hspace="5" vspace="5" width="240" height="160" align="right" ] - TS. Lưu Minh Văn: Quan điểm của Bộ môn Khoa học Chính trị, Trường ĐHKHXH&NV trong đào tạo đại học chính trị học là việc truyền trao tri thức khoa học về chính trị học cần đi đôi với việc rèn luyện nhân cách, xây dựng thái độ chính trị đúng đắn và giúp sinh viên có khả năng thích ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Sinh viên khi theo học tại Bộ môn, ngoài khối kiến thức chung, kiến thức toán và khoa học tự nhiên, kiến thức về lịch sử, kinh tế học, xã hội học, đạo đức học, tâm lí học, khoa học quản lí... đóng vai trò cơ sở để bước vào nghiên cứu Chính trị học; các em sẽ được trang bị hệ thống tri thức chuyên sâu của ngành qua các môn học Quan hệ chính trị quốc tế, Chính trị học so sánh, Chính trị học phát triển, Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu chính trị học... - những môn học có tính truyền thống, đang được giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn trên thế giới, là điều kiện cần thiết không chỉ để học Chính trị học trong nước mà còn có thể chuyển tiếp hay liên thông đào tạo với nước ngoài. Đặc biệt là những kiến thức, kĩ năng và phương pháp đặc thù, chuyên sâu của Chính trị học như Hệ thống chính trị Việt Nam, Văn hoá chính trị Việt Nam, So sánh thể chế chính trị thế giới đương đại, Lí luận về dân chủ và nhân quyền, Kĩ thuật thu thập và xử lí thông tin, Phương pháp viết bài luận và thuyết trình về chính trị, Quan hệ công chúng... là những công cụ quan trọng và hữu ích cho những người trực tiếp tham gia các hoạt động chính trị hoặc hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến chính trị. - PV: Quá trình xúc tiến để có thêm được một mã ngành đào tạo mới chắc rằng Bộ môn đã gặp phải không ít những khó khăn bên cạnh những thuận lợi. Vậy tập thể Bộ môn đánh giá như thế nào về những khó khăn đó? - ThS. Lại Quốc Khánh: Để có được thành quả như ngày hôm nay, thời gian Bộ môn dành cho việc chuẩn bị chương trình, điều kiện mở ngành đào tạo đã kéo dài tới hơn chục năm, trong đó kết tinh tâm huyết, trí tuệ của lãnh đạo Nhà trường qua nhiều thời kì, của các nhà khoa học - nhà giáo như GS.TS Phùng Hữu Phú, PGS. Bùi Thanh Quất, PGS. Lê Mậu Hãn, GS. Đặng Xuân Kì... và cả những đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh... Nội dung chương trình đào tạo cũng đã trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa, cập nhật thông tin để không ngừng hoàn thiện. Trong suốt quá trình chuẩn bị đó, chúng tôi đã gặp phải không ít khó khăn. Chính trị học là ngành khoa học mà trên thế giới người ta đã đào tạo từ rất lâu và cũng đã đạt được nhiều thành quả khoa học, còn ở Việt Nam tiếp cận theo đúng ngành chính trị học thì vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ. Bước chân vào một lĩnh vực đào tạo vừa khó, vừa mới như thế thì thách thức đầu tiên chúng tôi phải đối mặt đó là phải chuẩn bị một đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn và nhiệt tình trong công tác. Thứ hai, đó là chương trình đào tạo phải vừa tích hợp được hệ thống những tri thức truyền thống của ngành chính trị học, vừa phù hợp và phục vụ được nhiệm vụ chính trị của chúng ta hiện nay. Bên cạnh đó, việc không ít người chưa thực sự thấy rõ sự khác biệt cơ bản giữa giáo dục chính trị với đào tạo chính trị học cũng là một thách thức mà chúng tôi phải vượt qua. Ngoài ra, không thể không nhắc tới việc Bộ môn Khoa học Chính trị, Trường ĐHKHXH&NV được phép tuyển sinh vào đúng giai đoạn giao thời giữa hai phương thức đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ. Triển khai một ngành mới, theo một phương thức đào tạo mới, đó quả thật mà một khó khăn không nhỏ. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức trên đã được chúng tôi lường trước, và chính vì thế đã và đang từng bước tháo gỡ một cách khá hiệu quả bằng nhiều giải pháp. Chẳng hạn, tuy chúng ta chưa có một số lượng lớn các nhà khoa học được đào tạo đúng ngành Chính trị học, song đội ngũ các nhà khoa học của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề của chính trị học thì lại rất đông đảo, với những thành quả nghiên cứu to lớn và kinh nghiệm đào tạo phong phú. Đó là một tiềm lực mạnh mẽ mà chúng tôi đã và đang khai thác, phát huy trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình đào tạo. Hay, để hình thành nên nhận thức đúng về ngành Chính trị học, trong thời gian qua, Bộ môn Khoa học Chính trị cũng đã rất chú trọng tới công tác tuyên truyền, quảng bá trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng... Chúng tôi cho rằng, đối với bất cứ một ngành khoa học mới nào, thách thức, khó khăn là không thể tránh khỏi, song nếu chúng ta nhận thức được và tập trung tâm huyết, trí tuệ để giải quyết thì có thể những thách thức, khó khăn đó lại biến thành điều kiện thuận lợi, thành động lực để phát triển... - PV: Xin cảm ơn TS. Lưu Minh Văn, ThS. Lại Quốc Khánh về cuộc trao đổi. Chúng ta cùng chúc cho mùa tuyển sinh đầu tiên của Bộ môn Chính trị học, Trường ĐHKHXH&NV sẽ đạt được những thành công như mong muốn!

Trường Minh (thực hiện) Nguồn: Bản tin ĐHQGHN

Tác giả: fankien

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây