bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

PGS.TS Vũ Văn Thi: Đào tạo Việt Nam học là một thách thức

Chủ nhật - 18/07/2010 06:47
Ra đời từ năm 1968, đến nay, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã có 40 năm xây dựng và trưởng thành. Khoa đã đào tạo được hơn 7000 học viên nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau, trong đó có hơn 100 cử nhân, 08 người đã từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Hà Nội. Xuất phát từ nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài đến học theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và các nước khác, đến nay, Khoa đã từng bước được trao thêm nhiều nhiệm vụ đào tạo mới. Mốc kỉ niệm 40 năm thành lập Khoa lần này cũng sẽ đánh dấu những bước chuyển mình mới của Khoa trong bối cảnh hội nhập và thích ứng với nhu cầu xã hội. PGS.TS Vũ Văn Thi - Chủ nhiệm Khoa - trò chuyện về vấn đề này.
Ra đời từ năm 1968, đến nay, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã có 40 năm xây dựng và trưởng thành. Khoa đã đào tạo được hơn 7000 học viên nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau, trong đó có hơn 100 cử nhân, 08 người đã từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Hà Nội. Xuất phát từ nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài đến học theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và các nước khác, đến nay, Khoa đã từng bước được trao thêm nhiều nhiệm vụ đào tạo mới. Mốc kỉ niệm 40 năm thành lập Khoa lần này cũng sẽ đánh dấu những bước chuyển mình mới của Khoa trong bối cảnh hội nhập và thích ứng với nhu cầu xã hội. PGS.TS Vũ Văn Thi - Chủ nhiệm Khoa - trò chuyện về vấn đề này. - Thưa PGS, những năm 60, 70, 80 của thế kỉ XX, việc đào tạo tiếng Việt của Khoa chủ yếu là cho đối tượng người nước ngoài sống, làm việc, nghiên cứu tại Việt Nam. Từ đó đến nay, đối tượng học tiếng Việt và văn hoá Việt Nam có gì thay đổi? [img class="caption" src="images/stories/2008/11/18/img_5800.jpg" border="0" alt="PGS.TS Vũ Văn Thi phát biểu tại lễ kỉ niệm 40 năm thành lập Khoa" title="PGS.TS Vũ Văn Thi phát biểu tại lễ kỉ niệm 40 năm thành lập Khoa" width="240" height="160" align="right" ] - PGS.TS Vũ Văn Thi: Những năm 60, 70, 80 của thế kỉ trước, Khoa chủ yếu đào tạo học viên nước ngoài đến học theo hiệp định giữa Nhà nước ta và các nước bạn như: Trung Quốc, các nước thuộc Liên Xô cũ, các nước đông Âu, Cu Ba, Lào... Vào thập kỉ 90, đất nước có nhiều thay đổi và đối tượng đào tạo cung được mở rộng hơn. Khoa không chỉ đào tạo cho học viên học theo hiệp định mà còn đào tạo tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho các đối tượng người nước ngoài khác đến học theo chương trình ngắn hạn tự túc. Ngoài ra, khoa còn mở chương trình đào tạo Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam bậc cử nhân cho cả các học viên học theo hiệp định và các đối tượng người nước ngoài khác có nhu cầu. - Trên cơ sở đó thì định hướng về dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài của Khoa cũng đã có những thay đổi như thế nào? - PGS.TS Vũ Văn Thi: Do có sự thay đổi như vậy, nên Khoa cũng phải đổi mới phương pháp giảng dạy như: dạy thực hành sử dụng phương pháp tiên tiến là Phương pháp giao tiếp, chú trọng rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học. Ngoài việc học ở trên lớp, Khoa còn tổ chức một số chương trình dã ngoại vừa tìm hiểu thêm về văn hoá, đất nước, con người Việt Nam vừa có dịp thực hành tiếng Việt, nâng cao khả năng thực hành và kiến thức tiếng Việt đời sống thực tiễn. - Thưa PGS., đâu là thế mạnh và đặc trưng riêng của Khoa so với các đơn vị đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam khác trong cả nước? - PGS.TS Vũ Văn Thi: Nếu có thể nói về thế mạnh của Khoa, thì có thể kể đến trước hết là đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và bề dày truyền thống của Khoa. Bên cạnh đó, còn phải nói đến hệ thống giáo trình bài giảng phong phú của Khoa hiện nay. - Từ năm 1968 đến nay, Khoa đã trải qua 2 lần đổi tên, mỗi lần đều gắn với một nhiệm vụ đào tạo mới. Hiện nay, Khoa có tên chính thức là Việt Nam học và Tiếng Việt, kèm theo đó là nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài và người Việt Nam vào năm học 2009-2010 sắp tới. Vậy PGS. đánh giá như thế nào về triển vọng đào tạo ngành học này ở Việt Nam cũng như trên thế giới? - PGS.TS Vũ Văn Thi: Đào tạo Việt Nam học cho sinh viên Việt Nam là một thách thức vì hiện nay, trong nước và quốc tế đã có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Hơn nữa, khi nói về Việt Nam, hầu hết sinh viên Việt Nam đều đã học khá nhiều nội dung về Việt Nam học ở phổ thông như: lịch sử VN, văn học VN, địa lí VN,... Điều quan trọng là các giảng viên phải đi sâu nghiên cứu tìm ra nhưng nội dụng cốt yếu, sâu sắc cho mỗi môn học của ngành mình, đồng thời hướng vào trang bị kĩ năng sử dụng tri thức trong làm việc và nghiên cứu sau này. - Thưa PGS., Khoa đã có những chuẩn bị như thế nào để có thể triển khai việc đào tạo cử nhân Việt Nam học? - PGS.TS Vũ Văn Thi: Với sự chỉ đạo của Nhà Trường và ĐHQGHN, với đội ngũ 22 giảng viên tất cả đều có trình độ sau đại học hiện nay, Khoa sẽ tập trung xây dựng một phòng tư liệu phong phú, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ, tạo điều kiện cho các giảng viên lâu năm có kinh nghiệm tập trung nghiên cứu sâu về các lĩnh vực của Việt Nam học. - Được biết, vào những năm 1980, Khoa là một trong những đơn vị đầu tiên trong ngành khoa học xã hội nhân văn đào tạo thành công một tiến sĩ người nước ngoài do giáo sư Vũ Ngọc Phan hướng dẫn. Từ đó về sau việc đào tạo sau đại học bị ngưng lại. Vậy Khoa có dự định mở hệ đào tạo sau đại học ngành Việt Nam học sau khi việc đào tạo cử nhân thành công? - PGS.TS Vũ Văn Thi: Hiện nay, chúng tôi đang tập trung vào chương trình cử nhân Việt Nam học cho người Việt Nam, và cho người nước ngoài. Hiện, chúng tôi đang có 36 sinh viên nước ngoài đang theo học chương trình cử nhân tại Khoa. Chúng tôi hi vọng con số này sẽ tăng lên nhiều trong tương lai. Vì vậy, trước mắt chúng tôi chưa nghĩ đến việc đào tạo Việt Nam học ở bậc sau đại học. - Như kì vọng của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong lần làm việc với trường ngày 23/9/2008 vừa qua là Nhà trường phải là đơn vị đào tạo và nghiên cứu Việt Nam học hàng đầu đẳng cấp quốc tế. Yêu cầu này lại được Nhà trường tin tưởng trao lại cho Khoa. Cá nhân PGS. nghĩ thế nào về nhiệm vụ này? - PGS.TS Vũ Văn Thi: Đây là một cơ hội rất lớn để Khoa phát triển, đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đòi hỏi các cán bộ của Khoa phải cố gắng rất nhiều. Nhưng với sự quan tâm của Nhà Trường, ĐHQGHN, tôi tin tưởng là Khoa sẽ thực hiện được mục tiêu đó. - Trong xu hướng hiện nay là xây dựng các trường đại học theo hướng các trường đại học nghiên cứu, thì Khoa có những định hướng lớn gì trong hoạt động nghiên cứu khoa học của mình trong thời gian tới? - PGS.TS Vũ Văn Thi: Khoa là một đơn vị mạnh trong nghiên cứu khoa học. Khoa đã tổ chức 4 hội thảo khoa học quốc tế về tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng và nhiều hội thảo khác. Từ 2000 đến nay, Khoa đã tiến hành liên kết nghiên cứu và tổ chức 8 hội thảo khoa học với Khoa Việt Nam học, Trường ĐHKHXH&NV TPHCM. Cho đến nay, Khoa đã đăng được hơn 400 bài báo, thực hiện 48 đề tài nghiên cứu các cấp. Từ năm 2000 đến nay, Khoa đã thực hiện 13 đề tài cấp trường, 32 đề tài cấp ĐHQGHN. Trong những năm tới, Khoa tiếp tục động viên, tạo điều kiện để các giảng viên của Khoa nhận những đề tài khoa học mới, đồng thời bổ sung, chỉnh lí các đề tài đã nghiệm thu với chất lượng tốt, xuất bản làm tài liệu nghiên cứu. Về giáo trình, Khoa sẽ có kế hoạch, cập nhật và xuất bản lại các giáo trình phù hợp, biên soạn hệ thống giáo trình mới, xây dựng hệ thống các bài giảng, số hoá chương trình giảng dạy và các tài liệu giảng dạy cần thiết, nhất là các giáo trình bài giảng của Khoa, tiếp tục xây dựng, phát triển phòng tư liệu. - Xin cảm ơn Phó Giáo sư.

Thanh Hà (thực hiện)

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây