bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Học ngoại ngữ cũng như học... bơi

Chủ nhật - 18/07/2010 06:48
Đã 50 năm trôi qua, từ Tổ Ngoại ngữ, Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến Bộ môn Tiếng nước ngoài Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN ngày nay đã có biết bao thế hệ sinh viên tốt nghiệp từ mái trường nổi tiếng ấy. Được trang bị vốn kiến thức ngoại ngữ ban đầu, tự hào vì tính năng động, nhạy bén mà đặc trưng ngành học đã truyền cho họ - những sinh viên Tiếng nước ngoài đã trưởng thành và thành danh trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Ngày nay, khi ngoại ngữ đang là một kĩ năng không thể thiếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì việc dạy và học ngoại ngữ càng có nhiều vấn đề cần phải đề cập đến. TS. Lâm Quang Đông - Chủ nhiệm Bộ môn Tiếng nước ngoài, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN trò chuyện về vấn đề này.
Đã 50 năm trôi qua, từ Tổ Ngoại ngữ, Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến Bộ môn Tiếng nước ngoài Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN ngày nay đã có biết bao thế hệ sinh viên tốt nghiệp từ mái trường nổi tiếng ấy. Được trang bị vốn kiến thức ngoại ngữ ban đầu, tự hào vì tính năng động, nhạy bén mà đặc trưng ngành học đã truyền cho họ - những sinh viên Tiếng nước ngoài đã trưởng thành và thành danh trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Ngày nay, khi ngoại ngữ đang là một kĩ năng không thể thiếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì việc dạy và học ngoại ngữ càng có nhiều vấn đề cần phải đề cập đến. TS. Lâm Quang Đông - Chủ nhiệm Bộ môn Tiếng nước ngoài, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN trò chuyện về vấn đề này. - Thưa TS. Lâm Quang Đông, vào thời kì TS. còn là sinh viên khoá 28 của Đại học Tổng hợp Hà Nội, ngoại ngữ có vị trí như thế nào trong các môn học của trường đại học và trong đời sống xã hội? [img class="caption" src="images/stories/2008/11/13/img_7887.jpg" border="0" alt="TS. Lâm Quang Đông tại Lễ kỉ niệm 50 truyền thống Khoa Tiếng nước ngoài (ĐH Tổng hợp Hà Nội)" title="TS. Lâm Quang Đông tại Lễ kỉ niệm 50 truyền thống Khoa Tiếng nước ngoài (ĐH Tổng hợp Hà Nội)" width="240" height="160" align="right" ] - TS. Lâm Quang Đông (TS. LQĐ): Những năm đầu và giữa thập kỉ 80, tiếng Nga chiếm ưu thế do quan hệ hữu nghị và hợp tác với Liên Xô. Tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn còn bị coi là "của tư bản chủ nghĩa" nên xã hội vẫn còn dè dặt, mặc dù đã có những hợp tác nhất định với nước nói tiếng Anh và tiếng Pháp, tiếng Pháp còn được cởi mở hơn đôi chút do quan hệ Pháp - Việt tốt hơn so với Anh, Mĩ. Cơ hội việc làm cho sinh viên tiếng Nga cao hơn rất nhiều so với sinh viên tiếng Anh, Pháp. Do vậy, sinh viên tiếng Nga (chuyên ngữ cũng như không chuyên ngữ) chiếm số đông. Một số sinh viên tiếng Nga do lớp quá đông còn phải chuyển sang học tiếng Pháp cho đủ lớp tiếng Pháp (sinh viên tiếng Pháp từ phổ thông thi vào đại học quá ít). Sinh viên lớp tiếng Anh ổn định hơn. Ngoài khối chuyên ngữ là sinh viên của Khoa, ngoại ngữ nói chung chỉ được coi là một môn phụ, thời lượng ít, chủ yếu tập trung giảng dạy ngữ pháp và đọc hiểu theo phương pháp truyền thống. Kĩ năng nghe nói không được coi trọng. Nói chung, ngoại ngữ có vị trí thứ yếu trong các môn học đại học cũng như trong xã hội. - Vậy TS. cũng như các thầy cô giáo và các bạn đồng trang lứa gặp những khó khăn gì trong học tập và nghiên cứu ngành học của mình? -TS. LQĐ: Rất nhiều khó khăn về trang thiết bị cũng như sách vở, giáo trình, tư liệu học tập. Nhiều giáo trình chỉ là viết tay hoặc in rônêô. Không có cassette để nghe băng đĩa. May còn có một phòng lab học tiếng để thỉnh thoảng được luyện phát âm. Chủ yếu là học chay, tiếp thu từ các thầy cô là chính. Hầu như không có tài liệu tham khảo. Nếu đi hiệu sách ngoại văn hoặc tiệm sách cũ vớ được cuốn nào hay và rẻ, hoặc may mắn mượn được thì đọc, nghiền ngẫm và tập dịch đến nát bươm cả sách ra. Chỗ nào khó thì hỏi thầy cô, các anh chị khoá trước. Nhờ thế mà biết được gì là khá chắc, khá kĩ, nói viết đúng chuẩn tắc và nắm bắt được nhiều điều tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ, mặc dù khả năng nghe nói hồi ấy chưa được như mong muốn. - Buổi lễ kỉ niệm 50 năm ngày thành lập Tổ Ngoại ngữ của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vài ngày trước đây đã chứng kiến sự trở về thành đạt, thậm chí nổi tiếng của rất nhiều sinh viên Khoa Tiếng nước ngoài trên nhiều lĩnh vực xã hội. Có phải sinh viên Khoa Tiếng nước ngoài đã “gặp may” khi bước ra xã hội vào đúng giai đoạn chuyển mình của đời sống kinh tế xã hội của đất nước theo hướng hội nhập quốc tế nên có điều kiện sử dụng và phát huy tối đa kiến thức mà mình được học trong trường đại học? [img class="caption" src="images/stories/2008/11/13/img_0019x.jpg" border="0" alt="SV năm thứ nhất Trường ĐHKHXH&NV trong giờ học tiếng Anh" title="SV năm thứ nhất Trường ĐHKHXH&NV trong giờ học tiếng Anh" width="240" height="160" align="left" ] -TS. LQĐ: Đúng là có gặp may khi đất nước bước vào thời kì đổi mới và hội nhập, cơ hội mở ra cho sinh viên tiếng nước ngoài. Song cơ hội sẽ không biến thành hiệu quả nếu như người ta không có khả năng nắm bắt, tận dụng nó, cũng như không có năng lực và sự cố gắng vươn lên của tự bản thân mình. Như PGS TS Phạm Trọng Quát đã nói trong bài phát biểu tại Lễ kỉ niệm hôm 9/11 vừa rồi, sinh viên tiếng nước ngoài nói riêng và sinh viên ĐHTH nói chung, được học ngoại ngữ tức là được trang bị một công cụ sắc bén để tiếp cận tri thức khoa học khổng lồ của nhân loại. Ở nhà nhất mẹ nhì con, Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta- có nhìn ra thế giới mới thấy mình cần phải học hỏi những gì để tự nâng mình lên - cả cá nhân lẫn đất nước. Học ngoại ngữ, ngoài kiến thức văn hoá, xã hội, lịch sử, chính trị của nước bản ngữ, sinh viên chuyên ngữ của Khoa TNN được luyện tập khá nhiều kĩ năng: tư duy lôgíc, tư duy phân tích/tổng hợp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng viết, v.v. cả về ngoại ngữ lẫn tiếng Việt. Đây là nền tảng quan trọng để họ tiếp tục học tập nhiều ngành khác và thành công trong nhiều lĩnh vực, kể cả việc trở thành chuyên gia có trình độ Tiến sĩ ở nhiều ngành khoa học khác, như bạn đã thấy trong số cựu sinh viên về dự Lễ Kỉ niệm 50 năm hôm 9/11 vừa rồi. - Câu chuyện mưu sinh của các sinh viên Tiếng nước ngoài có phải vì thế mà cũng dễ dàng hơn sinh viên nhiều ngành khác? -TS. LQĐ: Không thể nói là dễ dàng hơn. Nhiều người đã phải rất vất vả, lăn lộn, tìm phương cách làm ăn sinh sống và đi lên. Và hiện cũng còn một số anh chị em cựu sinh viên TNN đời sống đang gặp khó khăn. Đặc biệt, sinh viên tiếng Nga đã phải chuyển sang các ngoại ngữ khác, chủ yếu là tiếng Anh, để làm việc và thậm chí cũng đã phải học các nghề khác để sinh sống. Có thể họ có nhiều cơ hội làm việc cho cơ quan quốc tế, hoặc ra nước ngoài (cũng là bất đắc dĩ - nhiều anh chị em vẫn ước nếu được làm việc ở quê hương thì tốt hơn) nên về thu nhập cũng có lợi thế hơn nhiều ngành khác mà thôi. - Theo TS, tại sao việc dạy ngoại ngữ tại các trường đại học hiện nay vẫn chưa hiệu quả? -TS. LQĐ: Điều này mà phân tích ra thì quả là một câu chuyện dài. Tựu trung lại, có 3 vấn đề cơ bản mà tôi đã đề cập trong bài viết trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN năm 2007: Một là chiến lược đào tạo ngoại ngữ ở cấp Nhà nước và chiến lược quốc gia về sử dụng ngoại ngữ vẫn chưa hoàn thiện. Chương trình đào tạo ngoại ngữ ở các bậc học trong hệ thống giáo dục chưa có tính thống nhất, kế thừa và phát triển, chưa hợp lí về trọng tâm định hướng các kĩ năng. Do vậy, bậc học trên lại phải dạy lại từ đầu, không kế thừa được kết quả của bậc học trước gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của Nhà nước cũng như của chính cá nhân người học. Hai là về giáo viên ngoại ngữ: giáo viên giảng dạy các ngoại ngữ ít được sử dụng như tiếng Nga, tiếng Pháp hiện nay đang dần dần "phải ngồi chơi" vì không có sinh viên để dạy. Giáo viên tiếng Anh hoặc tiếng Trung lại đang quá tải. Chính vì vậy, cần có chiến lược quốc gia như tôi vừa nói. Do quá tải, họ ít có điều kiện học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lí luận về ngoại ngữ và giảng dạy ngoại ngữ. Đa số lại hầu như chưa có điều kiện ra nước ngoài bồi dưỡng, thực tập hoặc học lên cao hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy ngoại ngữ. Ba là về phía người học: chưa có sự đầu tư thích đáng cả về thời gian, công sức và tài liệu để học ngoại ngữ. Chưa có phương pháp học ngoại ngữ phù hợp. Chưa chủ động học tập, rèn luyện ngoại ngữ. Một số vẫn còn có tư tưởng học cho qua chuyện mà không xác định học để sử dụng ngoại ngữ trong công việc sau này. Chúng tôi vẫn nói thành công của việc học ngoại ngữ phụ thuộc vào thầy chỉ 30%, còn 70% là sự tự rèn luyện của người học, chẳng khác như người dạy/học bơi vậy. Tâm lí dè dặt, e ngại, nói viết ra cứ sợ lỗi, và thường cứ lắp từng từ của tiếng nước ngoài vào cấu trúc tiếng Việt - đấy là những trở ngại lớn với người học ngoại ngữ. [img class="caption" src="images/stories/2008/11/13/img_0145.jpg" border="0" alt="SV năm thứ nhất vẫn phải học số đếm và luyện phát âm đơn giản" title="SV năm thứ nhất vẫn phải học số đếm và luyện phát âm đơn giản" width="240" height="160" align="right" ] - Việc kết hợp giữa ngoại ngữ và chuyên ngành vẫn là một điều khó đối với nhiều sinh viên và cán bộ trẻ hiện nay. Có người còn ví học ngoại ngữ như là leo cột mỡ vậy, leo lên rồi lại tụt xuống. TS. nghĩ gì về điều này? -TS. LQĐ: Cũng là do những nguyên nhân nói trên. Học ngoại ngữ mà không rèn luyện, không sử dụng thường xuyên thì không thể giỏi được và rất dễ quên. Thế nên mới có tình trạng "leo cột mỡ" như vậy, đại học thì phải dạy lại chương trình phổ thông, cao học thì lặp lại những gì đã học ở đại học, chữ nào cũng trông quen quen, nhưng chẳng hiểu tường tận, sử dụng sai lỗi nhiều, thậm chí chẳng viết, chẳng nói được một câu đúng ngữ pháp và rõ nghĩa, còn nghe thì rất nhiều học viên – nói xin lỗi - chẳng khác gì vịt nghe sấm. - Được biết là Bộ môn Tiếng nước ngoài, Trường ĐHKHXH&NV đã có đề xuất lên nhà trường kế hoạch đào tạo cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành. Xin TS. cho biết rõ hơn về ý tưởng này và kì vọng của Bộ môn vào tương lai phát triển của đề án này? -TS. LQĐ: Đây là một mô hình đào tạo đã được triển khai ở nhiều nước, và đang bắt đầu được triển khai ở nước ta. Cũng là một mô hình nhằm khắc phục tình trạng yếu ngoại ngữ như chúng ta vừa đề cập. Muốn giỏi ngoại ngữ, người học phải có phương pháp học tập, chương trình và các điều kiện như một sinh viên chuyên ngữ, phải rèn luyện ngoại ngữ từ sáng chí tối, mọi lúc, mọi hoàn cảnh có thể được như sinh viên chuyên ngữ. Nhưng chỉ có kiến thức ngoại ngữ thì không đủ để đáp ứng nhu cầu của công việc. Do vậy, cần trang bị cho sinh viên cả kiến thức và kĩ năng chuyên ngành cần thiết để đảm bảo khả năng có công ăn việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Xu hướng này là tất yếu hiện nay cũng như trong tương lai. Đồng thời, cần phát huy các thế mạnh hiện có về các chuyên ngành của Trường ĐH KHXH&NV bằng mô hình kết hợp ngoại ngữ và chuyên ngành mà Trường đang đề xuất. Trước mắt, chúng tôi tập trung vào 2 chuyên ngành Du lịch và Quản lí để thực hiện thí điểm thành công đã, sau sẽ tiếp tục với các chuyên ngành khác của Trường ta. - Hiện nay, có bạn trẻ chọn lối đi đường vòng trong sự nghiệp của mình, tức là muốn học một bằng đại học về tiếng nước ngoài rồi mới học văn bằng hai một chuyên ngành khác mà mình định theo đuổi để đảm bảo vừa có ngoại ngữ, vừa có chuyên môn riêng. Theo TS. thì tính hai mặt của quyết định này là gì? [img class="caption" src="images/stories/2008/11/13/img_0031x.jpg" border="0" alt="Giờ học ngoại ngữ của SV Trường ĐHKHXH&NV" title="Giờ học ngoại ngữ của SV Trường ĐHKHXH&NV" width="240" height="129" align="right" ] - TS. LQĐ: Đó là một quyết định đúng đắn. Có thể học song song, bán song song hoặc kế tiếp để có được cả hai bằng ngoại ngữ và chuyên môn, tuỳ theo khả năng và điều kiện của người học. Một trong 3 cách này đều rất khả thi và theo tôi biết thì chương trình kết hợp giữa Trường ĐH Kinh tế và Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã bắt đầu được lên kế hoạch. Chương trình đó đáp ứng đúng nhu cầu này của người học và theo tôi ĐHQGHN cần ủng hộ, tạo cơ chế thông thoáng hơn, nhất là về học phí và chế độ thu chi để thực hiện được những mô hình như thế này. Nếu không, một nguồn kinh phí đáng kể sẽ chui vào túi các trường đại học ở nước ngoài hoặc phân hiệu của họ tại Việt Nam chứ không phải chính Trường chúng ta. Như vậy, ĐHQGHN sẽ càng gặp khó khăn hơn khi thực hiện mục tiêu "đạt đẳng cấp quốc tế". - TS có thể dự đoán trong tương lai gần và xa hơn, xu hướng dạy ngoại ngữ trong các trường đại học và xu hướng sử dụng ngoại ngữ trong xã hội sẽ như thế nào? - TS. LQĐ: Dự đoán thì hơi khó. Tôi chỉ có những đề xuất cũng như nhận thấy xu hướng học tập, đào tạo ngoại ngữ trong trường đại học và sử dụng ngoại ngữ trong xã hội như đã nói ở trên là tất yếu nếu như người Việt Nam, đất nước Việt Nam thực sự muốn nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục và muốn hội nhập với quốc tế "mà không hoà tan", vẫn bảo toàn được bản sắc dân tộc của chúng ta. - Vậy TS. có lời khuyên gì cho những bạn trẻ đang mong muốn có một kĩ năng ngoại ngữ tốt để tiến thân trong công việc? - TS. LQĐ: Muốn bơi giỏi như Yết Kiêu, Dã Tượng, phải ngày ngày tự mình xuống nước tập bơi, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo của người huấn luyện. Học ngoại ngữ cũng vậy. Chủ động, tích cực, học và rèn ngoại ngữ ở mọi chỗ, mọi nơi, học từ mọi nguồn có thể, với phương pháp phù hợp. Chăm chỉ tập nói, tập viết, tập tư duy "bằng ngoại ngữ". Tận dụng mọi trang thiết bị, tư liệu hiện có. Củng cố và mở rộng kiến thức nền - "cái phông" lịch sử, văn hoá, xã hội của cả đất nước ta cũng như của nước bản ngữ, bởi việc sử dụng ngôn ngữ không bao giờ tách biệt khỏi "cái phông" đó. Vài lời vắn tắt, hi vọng các bạn thấy hữu ích và áp dụng được nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình. Chúc các bạn thành công. - Xin cảm ơn TS. Lâm Quang Đông về buổi trò chuyện này.

Thanh Hà (thực hiện)

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây