Công nghệ không thể xa rời vấn đề đạo đức
admin
2013-04-01T07:29:27-04:00
2013-04-01T07:29:27-04:00
//oddbark.com/vi/news/nhan-vat-su-kien/cong-nghe-khong-the-xa-roi-van-de-dao-duc-8968.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ hai - 01/04/2013 07:29
Trong hai ngày 28 và 29/3/2013, Trường ĐHKXH&NV phối hợp với ĐH Johannes Gutenberg (Mainz, CHLB Đức) đã tổ chức hội thảo quốc tế: “Đạo đức và Công nghệ”.
Trong hai ngày 28 và 29/3/2013, Trường ĐHKXH&NV phối hợp với ĐH Johannes Gutenberg (Mainz, CHLB Đức) đã tổ chức hội thảo quốc tế: “Đạo đức và Công nghệ”.
Dự hội thảo có PGS.TS Phạm Quang Minh - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng các nhà khoa học đến từ các cơ quan, tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu các nước CHLB Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và giảng viên, sinh viên, học viên cao học và NCS của Nhà trường.
Phát biểu chào mừng tại hội thảo, PGS.TS Phạm Quang Minh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cảm ơn các giáo sư, các nhà khoa học đã tham dự hội thảo và chia sẻ những ý tưởng khoa học về một đề tài còn khá mới ở Việt Nam. Theo PGS.TS. Phạm Quang Minh, đạo đức và công nghệ đòi hỏi sự tiếp cận liên ngành, là hai khía cạnh quan trọng có sự gắn bó mật thiết và có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Từ góc độ của một cơ sở đào tạo, PGS.TS Phạm Quang Minh cho rằng: đại học có sứ mệnh vô cùng quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ trí thức vừa có kiến thức lại có đạo đức nhằm xây dựng một thế giới phồn vinh, hoà bình và tiến bộ. Tương lai của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học. TrườngĐại học KHXHNV đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Tổng cộng hội thảo đã nhận được 23 báo cáo, trong đó có 13 báo cáo của các học giả nước ngoài. Các tham luận trình bày tại hội thảo đã xem xét, đánh giá những vấn đề liên quan đến đạo đức và công nghệ trong các lĩnh vực: văn hoá, văn học, nghệ thuật, điện ảnh, truyền thông, hợp tác quốc tế…
Bàn về vấn đề đạo đức và công nghệ trong lĩnh vực điện ảnh TS. Marcus Stiglegger (CHLB Đức) đã đề cập đến vấn đề đạo đức của nhân vật viễn tưởng trong điện ảnh Nhật Bản thông qua các tác phẩm của đạo diễn Shinya Tsukamoto. Đạo diễn Tsukamoto đã khai thác những mặt tối của thân phận con người trong xã hội hậu công nghiệp, sự kì dị và lạc lõng của con người trong một thế giới hoàn toàn bị công nghiệp hoá vì thế phải đối mặt với những thách thức mới về đạo đức.
Tìm hiểu và bàn về các vấn đề đạo đức trong việc áp dụng tri thức, GS.TS Kumkum Bhattacharya (Ấn Độ) nhấn mạnh rằng: công nghệ không chỉ đơn thuần là sự mở rộng kiến thức, mà còn là sự đòi hỏi đến việc cân nhắc các khía cạnh đạo đức. Do đó, con người phải nhận thức được và quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này.
GS.TS Konrad Meisig (CHLB Đức) thảo luận về vấn đề đạo đức liên quan đến công nghệ ở ba cấp độ: tầng nền, tầng chủ đạo và tầng trên. Theo GS ở tầng nền, công nghệ được nhà nước quản lí, hướng dẫn và chỉ đạo. Ở tầng chủ đạo sự tăng trưởng, tiêu dùng bị chi phối dễ dãi bởi một niềm tin vào công nghệ. Tầng trên được quyết định bởi sự phản ánh về công nghệ - đạo đức, những mối quan tâm về đạo đức và triết học nhằm vào sự phân quyền và kiểm soát tăng trưởng.
Thảo luận về quan hệ của khoa học công nghệ với đạo đức xã hội TSKH Lương Văn Kế (Trường ĐHKHXH&NV) đã phân tích các tư tưởng của Hồ Chí Minh trên 6 khía cạnh: chức năng xã hội của sáng tạo khoa học công nghệ; chức năng kinh tế của sáng tạo khoa học công nghệ; chức năng kiến tạo hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc của khoa học công nghệ; đạo đức nhà khoa học và công nghệ. Nhìn một cách khái quát, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa khoa học công nghệ và đạo đức là sự phát triển quan điểm Marxist về khoa học và công nghệ trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Các tham luận khác tại hội thảo cũng đã cho thấy đạo đức và công nghệ là lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều nhà khoa học và phải có cách tiếp cận mới. Trước sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của công nghệ, không thể không lưu ý đến vấn đề đạo đức và những giá trị truyền thống, nhất là của các quốc gia phương Đông đang phát triển. Kết quả của Hội thảo lần này sẽ được xuất bản tại CHLB Đức trong năm nay.