bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Nhà giáo, nhà khoa học tận tâm, tận lực, người bạn tận tình

Thứ sáu - 22/03/2013 09:30
1. Năm 1974, tốt nghiệp Trường Phổ thông cấp III Ngô Quyền danh tiếng của thành phố Hải Phòng, anh thanh niên Nguyễn Hải Kế trở thành sinh viên Khoá 15 Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Khác với nhiều người bị "ép" vào Khoa Lịch sử (dù rồi về sau cũng mê sử, và trở thành những nhà sử học danh tiếng), Nguyễn Hải Kế đến với sử một cách tự nguyện. Theo học chuyên ngành Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, anh được các thầy cô nổi tiếng của Bộ môn dạy dỗ, rèn cặp, truyền trao, không chỉ tri thức mà cả niểm đam mê cháy bỏng. Tốt nghiệp xuất sắc, anh trở thành cán bộ giảng dạy của Bộ môn và gắn bó với Khoa Lịch sử, với nghề làm sử, nghề làm thầy giáo sử từ ấy. Sau những năm tháng tuổi trẻ hết mình cho phong trào Đoàn, năm 1987 anh được sang Liên Xô học tập, làm luận án Phó Tiến sĩ rồi Tiến sĩ.
Nhà giáo, nhà khoa học tận tâm, tận lực, người bạn tận tình
Nhà giáo, nhà khoa học tận tâm, tận lực, người bạn tận tình
1. Năm 1974, tốt nghiệp Trường Phổ thông cấp III Ngô Quyền danh tiếng của thành phố Hải Phòng, anh thanh niên Nguyễn Hải Kế trở thành sinh viên Khoá 15 Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Khác với nhiều người bị "ép" vào Khoa Lịch sử (dù rồi về sau cũng mê sử, và trở thành những nhà sử học danh tiếng), Nguyễn Hải Kế đến với sử một cách tự nguyện. Theo học chuyên ngành Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, anh được các thầy cô nổi tiếng của Bộ môn dạy dỗ, rèn cặp, truyền trao, không chỉ tri thức mà cả niểm đam mê cháy bỏng. Tốt nghiệp xuất sắc, anh trở thành cán bộ giảng dạy của Bộ môn và gắn bó với Khoa Lịch sử, với nghề làm sử, nghề làm thầy giáo sử từ ấy. Sau những năm tháng tuổi trẻ hết mình cho phong trào Đoàn, năm 1987 anh được sang Liên Xô học tập, làm luận án Phó Tiến sĩ rồi Tiến sĩ. Trở về sau 9 năm đất khách quê người, hai năm sau (1998) cùng lãnh đạo Khoa Lịch sử và Giáo sư Trần Quốc Vượng, anh lao mình vào xây dựng Bộ môn Lịch sử văn hoá Việt Nam (nay đổi là Văn hoá học và Lịch sử văn hoá Việt Nam). Từ đấy, trên nền tảng kiến thức vững chắc về lịch sử Việt Nam, nhất là về thời kì cổ đại và trung đại, anh say mê tìm hiểu, khám phá những khía cạnh của đời sống văn hoá dân tộc, từ truyền thống để thức nhận cái hiện tại hay giải mã cái hiện tại từ biện chứng của truyền thống. Mười lăm năm nỗ lực hết mình, anh cùng các đồng nghiệp, học trò đã làm nên một chuyên ngành đào tạo chững chạc, có uy tín và thu hút đông đảo sinh viên ngành Lịch sử theo học, được xã hội thừa thừa nhận, chấp nhận và đánh giá cao. Với cương vị là Chủ nhiệm Khoa, từ năm 2004, anh vững lái con thuyền Khoa Lịch sử ở vào thời điểm nhiều khó khăn khi lớp các thầy cô lẫy lừng lần lượt nghỉ hưu hay nhiều anh em bạn bè trang lứa chuyển sang đơn vị công tác khác. Một thế hệ cán bộ sinh từ nửa sau thập niên bẩy mươi mà nay đã chiếm tới gần hai phần ba Khoa Lịch sử được anh chăm chút đã trưởng thành, từng bước và đủ sức tiếp nối sứ mệnh, uy tín, danh tiếng của một đơn vị đào tạo và nghiên cứu sử học hàng đầu của cả nước.

2. Anh vẫn nói anh thích lắm nghề làm thầy giáo, mặc dù anh cũng lại nói: “Với đông đảo những người đầu tư vào việc đi học, đi thi, để chọn ngành chọn nghề, thì nghề làm thầy giáo là sự lựa chọn cuối cùng, chứ không phải đầu tiên trong điều tiết của xã hội Việt Nam. Vì thế những ai, từ tuổi thanh xuân bước lên bục giảng cho đến khi được về nghỉ hưu, vẫn thuỷ chung với nghề dạy học đâu chỉ là an phận. Thuỷ chung với nghề thật kiên cường, bản lĩnh qua thẩm định tự thân, để không chỉ khi thoái, lui mới quay ra làm thầy, mà ngay khi “tiến” hay “đạt” cũng không bỏ đi, mà vẫn như nhất nghề làm Thầy, để cùng học và trồng người không mệt mỏi…”. Và anh đã làm được điều anh muốn. Học trò theo anh đông, nhất là từ khi có chuyên ngành Lịch sử văn hoá Việt Nam. Mười lăm năm đào tạo, với hơn mươi lứa sinh viên ra trường, học trò anh cũng ngót hai trăm. Anh dạy học trò bằng tri thức, sự uyên bác, bằng phương pháp tư duy. Anh sẵn sàng bỏ mọi công việc khác cùng học trò đi khảo sát dù xa xôi vất vả khó khăn. Anh chia sẻ với học trò tất cả những gì anh có, từ tri thức, kinh nghiệm đến tiền bạc, tâm tình. Học anh, vừa dễ lại vừa khó. Anh không có thói quen độc thoại, chỉ đọc cho chép hoặc nói cho nghe, mà phải động não, nghĩ suy, trình bày ý kiến, quan điểm. Thế nên, quãng cuối những năm chín mươi, khi anh mới ở Nga về, có người nói Nguyễn Hải Kế khi giảng bài lại đọc thơ, tự hát hoặc bắt sinh viên hát, rất không nghiêm túc, nhưng thực ra thì anh đang giảng về văn hoá dân gian, về dân ca. Cái mà nay giáo dục đại học nêu cao là cần phát huy tính chủ động của người học thì anh đã áp dụng từ rất lâu rồi. 3. Anh mê sử, mê văn hoá Việt Nam. Dấu chân anh miên man theo thầy Lê, thầy Doãn đi điền dã về Khởi nghĩa Lam Sơn, về công cuộc khẩn hoang vùng duyên hải Bắc Bộ... Đêm qua, 19 tháng 3, Nguyễn Hùng Vĩ - cán bộ giảng dạy Khoa Văn học - thức trắng viết bài thơ khóc anh, nhớ về cái thuở: “Lối xưa điền dã đâu rồi Chân trần áo xếch tơi bời đó đây. Đâu rồi góc núi chân mây Liêu xiêu bóng bác hao gầy lội ra… Đêm về cùng ngẫm ngọt ca Du du thế sự nại hà lão lai”. 4. Anh thường nói: mình Hải Kế mà “vô mưu”. Anh có cả biển các hoài bão, ước mơ, tự thân phấn đấu không mệt mỏi để biết thật rộng, hiểu thật sâu, để rồi lại trao truyền cho các thế hệ học trò, cho xã hội. Anh xuất hiện nhiều trên truyền hình, trên các phương tiện thông tin đại chúng, không phải để nổi tiếng, để danh tiếng, càng không phải vì “thù lao” (bởi thứ này nếu có thì sau mỗi chương trình anh cũng lại cùng học trò tiêu hết ở quán bia thôi, mà có khi còn phải thêm tiền túi), mà là vì anh muốn truyền đi các thông điệp của di sản lịch sử và văn hoá dân tộc đến với đông đảo nhân dân. Anh hết mình vì cái chung nhưng lại rất “vụng” cho cái riêng, chẳng biết vun vén cho mình, không bao giờ tính toán thiệt hơn. Anh không "tranh" mà chỉ biết nhường.

5. Anh đã sống hết mình trong cuộc nhân gian. Là người thầy, anh đã tận tâm với học trò, dù đó là các cô cậu sinh viên mới năm thứ nhất, hay là anh chị nghiên cứu sinh sắp bảo vệ luận án. Là nhà khoa học, anh đã tận lực cho niềm đam mê từ thuở nhỏ, vì mình mà cũng vì xã hội như một thứ “trách nhiệm công dân”. Là người bạn, với bất kể lứa tuổi nào, anh luôn là người tận tình, tận nghĩa, chí nghĩa, chí tình. Sự ra đi đột ngột của anh chỉ sau chưa đầy hai tuần đổ bệnh, tất cả mọi người biết anh, dù là gần gũi thân quen hay mới chỉ đọc sách anh, nghe anh nói, đều bàng hoàng, tiếc thương vô hạn, và bỗng chợt nhận ra: có một khoảng trống như vườn cây sau cơn bão, mà không dễ gì sẽ đến ngay một cơn mưa “đền cây”.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây