bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Một đời vì sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc

Thứ sáu - 22/03/2013 09:30
Năm 1981, vì một số nguyên nhân, sinh viên khoá 26 Khoa Lịch sử chúng tôi nhập học muộn. Điều may mắn là, giờ đầu tiên, ngày đầu tiên của cuộc đời sinh viên, chúng tôi đã được nghe thầy Trần Quốc Vượng dạy về Khảo cổ học theo hướng tiếp cận liên ngành. Có thể nói, chính sức hấp dẫn đến kì lạ từ những bài giảng đầu tiên ấy của các thầy, các nhà khoa học tâm huyết, tài danh của Khoa Lịch sử đã giữ chân nhiều anh chị em trong lớp chúng tôi ở lại với Khoa Lịch sử và quyết tâm đi theo các thầy làm sử, dạy sử...
Một đời vì sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc
Một đời vì sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc
Năm 1981, vì một số nguyên nhân, sinh viên khoá 26 Khoa Lịch sử chúng tôi nhập học muộn. Điều may mắn là, giờ đầu tiên, ngày đầu tiên của cuộc đời sinh viên, chúng tôi đã được nghe thầy Trần Quốc Vượng dạy về Khảo cổ học theo hướng tiếp cận liên ngành. Có thể nói, chính sức hấp dẫn đến kì lạ từ những bài giảng đầu tiên ấy của các thầy, các nhà khoa học tâm huyết, tài danh của Khoa Lịch sử đã giữ chân nhiều anh chị em trong lớp chúng tôi ở lại với Khoa Lịch sử và quyết tâm đi theo các thầy làm sử, dạy sử... Trong năm học thứ nhất ấy, chúng tôi cũng được học với thầy Nguyễn Hải Kế. Thầy dạy chúng tôi về Khởi nghĩa Lam Sơn. Điều tôi vẫn còn giữ mãi ấn tượng cho đến nay là cách dạy, cách suy nghĩ rất “phá cách” của Thầy về những nguyên nhân, động lực của phong trào khởi nghĩa và sự chuyển hoá diệu kì của cuộc khởi nghĩa từ Một phong trào địa phương thành Một phong trào giải phóng dân tộc. Thầy dạy ít, chỉ một bài nhưng nhớ mãi...! Vậy mà hơn 30 năm đã trôi qua, lứa anh em chúng tôi nay tóc đã điểm bạc, đã ở vào tuổi “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Theo phương thức đào tạo niên chế thời bấy giờ, chúng tôi không được học với Thầy nữa. Lịch sử dân tộc cũng như Lịch sử thế giới đã bước sang những trang mới. Nhưng, chúng tôi vẫn biết Thầy là một nhà hoạt động đoàn nổi tiếng của Trường Đại học Tổng hợp. Trong nhiều năm, Thầy là người giữ vai trò tổ chức, lãnh đạo hoạt động đoàn của Khoa Lịch sử, rồi phong trào đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và thành đoàn Hà Nội. Vừa tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu, công bố những bài khảo cứu đầu tiên, Thầy Nguyễn Hải Kế vừa giữ cương vị Bí thư Liên chi đoàn Khoa Lịch sử, Phó Bí thư rồi Bí thư đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đảng uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Uỷ viên Ban chấp hành Thành đoàn Hà Nội. Trong muôn vàn khó khăn của đất nước thời bấy giờ, vượt lên những thách thức to lớn: “Lụt Bắc, lụt Nam, máu đầm biên giới – Tay chống trời tay giữ nước căng gân”, phong trào học tập, nghiên cứu và các hoạt động chính trị - xã hội của tuổi trẻ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vẫn luôn là ngọn cờ đầu trong khối các trường đại học của cả nước. Trong bộn bề khó khăn và thách thức, nhiều thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lí… vốn là cán bộ, sinh viên Trường Đại học Tổng hợp đã trưởng thành, trở thành những người có nhiều đóng góp, cống hiến quan trọng cho đất nước, xã hội. Đó mãi vẫn là niềm tự hào của Trường Đại học Tổng hợp, góp phần làm nên một trong những giá trị tiêu biểu của một trường đại học cơ bản, nổi tiếng về những thành tựu nghiên cứu khoa học. Và cũng chính trong môi trường khó khăn, thách thức đó, trước những sự nghiệp lớn lao, người ta đã phải kìm nén, hi sinh những suy nghĩ, lợi ích cá nhân để hướng đến mục tiêu chung, chấp thuận tổ chức, tinh thần kỉ luật. Một người bạn thân thiết học lớp trên chúng tôi, đồng hương với Thầy, cho đến nay vẫn giữ mãi “kỉ niệm” từng bị thầy Nguyễn Hải Kế phê bình nghiêm khắc về cách thức tổ chức hoạt động đoàn thiếu kế hoạch, bài bản! Tôi cũng được biết, bạn tôi không phải là trường hợp duy nhất từng bị Thầy phê như vậy. Năm 1987, tạm xa giảng đường đại học và các hoạt động đoàn sôi nổi, sau nhiều hi sinh và cống hiến, thầy Nguyễn Hải Kế được Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cử sang Liên Xô học tập. Trong vòng 9 năm học tập, nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Thầy đã bào vệ thành công luận án Phó tiến sĩ rồi Tiến sĩ. Năm 1996, thầy giáo, nhà khoa học Nguyễn Hải Kế lại trở về với mái trường xưa, với các thầy, bạn bè đồng nghiệp và các lớp học trò. Thầy vừa dạy cổ sử vừa góp phần xây dựng một chuyên ngành đào tạo mới của Khoa Lịch sử là Lịch sử văn hoá Việt Nam. Trong một lĩnh vực khoa học mới, Thầy như tìm được nguồn sinh lực, động lực cho sự phát triển. Trong lĩnh vực chuyên môn còn nhiều mới mẻ này, thầy Nguyễn Hải Kế đã bộc lộ rõ nhất năng lực, niềm đam mê và những đóng góp của một chuyên gia Văn hoá học.

Trên những dặm dài của lịch sử văn hoá dân tộc, nhà giáo - nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Kế luôn có những phát hiện mới, thể hiện sâu đậm dấu ấn cá nhân. Trong các bài giảng trên giảng đường đại học, các công trình khảo cứu hay trên các phương tiện thông tin đại chúng, thầy luôn trăn trở với những những giá trị cội nguồn của văn hoá dân tộc, với những tiếp biến và giao lưu văn hoá, với nguyên lí Mẹ và cả những sắc thái đa dạng giữa các lớp văn hoá, giữa các vùng và không gian văn hoá của một nền văn hoá Việt Nam giàu giá trị nhân văn và thống nhất. Những công trình như: Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ, Hải Phòng - Vùng đất bị lãng quên thời Lê sơ, Tiếp cận bản sắc Việt Nam từ một chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, Nét Việt Nam Bộ trong văn hoá Việt Nam thế kỉ XIX hay những công trình viết chung, chủ biên về các vùng quê Hải Phòng, Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định, Thăng Long - Hà Nội… đã để lại những dấu ấn đậm nét và làm nên tên tuổi của một trong những chuyên gia đầu ngành về Lịch sử văn hoá Việt Nam. Trong những năm làm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử đồng thời kiêm nhiệm Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử văn hoá, Phó Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nhà khoa học Nguyễn Hải Kế đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Khoa Lịch sử, ngành Sử đặc biệt là việc duy trì ngọn lửa truyền thống của một Đơn vị Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới. Là một cán bộ quản lí đồng thời là một nhà giáo, thầy Nguyễn Hải Kế đã để lại ấn tượng và tình cảm sâu sắc trong các lớp học trò và bạn bè đồng nghiệp về một phong cách sống bình dị, chan hoà, luôn chân tình, gần gũi và hết mực yêu thương các em sinh viên. Nhiều sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Thầy được Thầy chăm lo như những người thương yêu nhất nay đã trưởng thành và nhiều người đã trở thành các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà quản lí giữ những trách nhiệm trong xã hội. Khi biết Thầy lâm trọng bệnh, rất nhiều học trò từ các trường đại học, viện nghiên cứu và cả từ các vùng quê, bạn bè đồng nghiệp… đã tụ về Viện Quân y 108 để thăm Thầy, chăm Thầy, lo toan cho tình trạng sức khoẻ của Thầy. Tình cảm quý mến, kính trọng, sự tiếc thương của anh chị em, đồng nghiệp… với thầy Nguyễn Hải Kế trong những ngày qua thật sâu nặng! Có lẽ cùng với những danh hiệu mà Thầy từng được nhận, thì tình cảm quý mến, sự tiếc thương của học trò, đồng nghiệp dành cho Thầy chính là huân danh cao quý mà Thầy nhận được trước lúc đi xa. Với 60 năm tuổi đời và 36 năm tuổi nghề, thầy Nguyễn Hải Kế đã miệt mài trên các lĩnh vực nghiên cứu lịch sử và lịch sử văn hoá dân tộc. Vốn Hán học chuyên sâu và nền tảng tri thức về sử học đã là hành trang và bệ đỡ cho những tư duy sáng tạo trong nghiên cứu văn hoá và lịch sử văn hoá Việt Nam. Trong tâm trí của bạn bè, đồng nghiệp, thầy Nguyễn Hải Kế luôn là một người giàu nguồn lực trí tuệ, luôn thương yêu và quý trọng con người, tôn trọng nhân cách học trò và hết lòng tận tuỵ, chăm lo cho mỗi bước trưởng thành, chia sẻ mỗi khó khăn vất vả của các học trò, cán bộ trẻ trong ngôi nhà chung của Khoa Lịch sử. Trên giảng đường từ đây vắng tiếng giảng bài hào sảng, say mê, “phá cách” của Thầy. Khuôn viên trường từ đây vắng bóng Thầy, một con người giản dị với vóc dáng cao gầy, mê hút thuốc, nghiện thuốc và cách diễn ngôn đầy dẫn dụ. Mùa xuân đang trẩy lộc mà Thầy lại đi xa, để lại một khoảng trống không thể bù lấp trong tâm thức, tình cảm của gia đình, các thế hệ học trò và bạn bè đồng nghiệp!

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây