Ngôn ngữ
GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng nhà trường - trả lời phỏng vấn của Báo GD&TĐ xoay quanh chủ đề hội nhập để phát triển, nâng cao chất lượng GD-ĐT.
GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng nhà trường - trả lời phỏng vấn của Báo GD&TĐ xoay quanh chủ đề hội nhập để phát triển, nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) có tiền thân là ĐH Văn khoa do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập vào ngày 10/10/1945, với mục đích đưa nền khoa học nước nhà “theo kịp bước các nước tiên tiến trên hoàn cầu”. Hiện Trường có 14 khoa, 3 bộ môn trực thuộc và 11 trung tâm, đang đào tạo hơn 13 ngàn sinh viên ở các ngành học và bậc học thuộc các khoa học xã hội và nhân văn. Phát huy truyền thống trong những năm qua, nhà trường tiếp tục phát triển và trưởng thành trên tất cả các lĩnh vực để giữ vững vị trí hàng đầu của cả nước về đào tạo ĐH và sau ĐH, tiến tới ngang tầm các trường ĐH tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
PV: Với cương vị Hiệu trưởng, GS có thể giới thiệu đôi nét về quá trình phát triển chung của Trường ĐH KHXH&NV với độc giả của Báo?
GS. Nguyễn Văn Khánh: Sau Cách mạng tháng Tám, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 45/SL thành lập ĐH Văn khoa tại Hà Nội. Ngày 15/11/1945, Trường ĐHQG Việt Nam trong đó có ĐH Văn khoa đã tổ chức Lễ khai giảng năm học đầu tiên tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Ngày 4/6/1956, trước yêu cầu phát triển của đất nước, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2183/PC thành lập Trường ĐH Tổng hợp tiền thân của Trường ĐH KHXH&NV, thuộc ĐHQG Hà Nội hiện nay.
Từ năm 1956 - 1995 là thời kì phát triển mạnh mẽ của nhà trường với tư cách là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu của cả nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ các GS, các nhà khoa học hàng đầu của đất nước đã làm việc, cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp phát triển của nhà trường. Những nền tảng cơ bản nhất của nền khoa học Việt Nam đã được xây đắp và khẳng định giá trị. Cũng từ mái trường này, nhiều CB và SV đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Năm 1993, trên nền tảng các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH KHXH&NV chính thức thành lập và trở thành một thành viên của ĐHQG Hà Nội.
PV: Được biết, nhà trường đi đầu trong việc áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ và đã mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. GS có thể nói rõ hơn về phương thức mới này không?
GS. Nguyễn Văn Khánh: Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, đến năm 2020, Việt Nam phải có một vài trường lọt vào top 200 trường ĐH hàng đầu thế giới. Để đạt mục tiêu trên, các trường ĐH của nước ta cần phải cố gắng vượt bậc. Là trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH hàng đầu, một thành viên nòng cốt của ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH KHXH&NV cũng xác định hướng và giải pháp thực hiện cho riêng mình. Mục tiêu đề ra là làm sao đến thập kỉ thứ 2 của thế kỉ 21, phải đứng trong top cao các trường ĐH trong khu vực, từng bước đạt trình độ quốc tế. Nhằm tiến tới mục tiêu đó, từ năm 2007 đến nay, Đảng uỷ và BGH nhà trường đã tập trung chỉ đạo triển khai những công việc quan trọng sau:
Thứ nhất, tiến hành chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ nhằm tạo bước đột phá về chất lượng GD-ĐT. Đây là giải pháp đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải cố gắng hết mình. Bản thân giảng viên muốn giảng dạy có chất lượng, bắt buộc phải chú trọng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ; mặt khác tổ chức đánh giá thường xuyên SV trong suốt quá trình học, từ thái độ đến kết quả học ở trên lớp, chuẩn bị nội dung thảo luận, và sau cùng là kết qủa thi hết môn. Với sinh viên, để có kết quả học tập tốt cần phải năng động, sáng tạo, vừa tích cực tham dự các bài giảng ở trên lớp, vừa chủ động tự nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, hoàn thành các bài tập mà GV giao cho.
Thứ hai, hiện nay trên thế giới hầu hết các trường ĐH đã đào tạo theo tín chỉ. GDĐH Việt Nam muốn hội nhập, phát triển cũng cần phải chuyển đổi. Đào tạo theo hướng này giúp SV trong nước có thể dễ dàng chuyển đổi hoặc tham gia học tiếp ở các trường ĐH nước ngoài nếu có cùng ngành học. Trong ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH KHXH&NV là trường đầu tiên thực hiện chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi này, từ năm 2003, lãnh đạo nhà trường đã tổ chức nhiều đoàn gồm các cán bộ quản lí, các nhà khoa học sang học tập kinh nghiệm đào tạo theo tín chỉ ở các nước có nền GDĐH tiên tiến hơn như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia…vv. Hiện nay, nhà trường đã hoàn thành chuyển đổi các môn học sang hình thức tích luỹ tín chỉ, gồm 21 chương trình đào tạo cử nhân, 28 chương trình đạo tạo thạc sĩ và 29 chuyên ngành TS. Tổng số các đề cương môn học được chuyển đổi sang phương thức đào tạo tín chỉ là khoảng 2000.
PV: Như vậy, đào tạo theo tín chỉ cũng là giải pháp nâng cao chất lượng GD-ĐT. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT đề ra: Các trường ĐH phải công khai chất lượng, tài chính và việc làm của SV sau khi tốt nghiệp, thực tế ở trường đã triển khai như thế nào?
GS. Nguyễn Văn Khánh: Từ năm học 2008- 2009, trường chúng tôi bắt đầu thực hiện đào tạo theo tín chỉ cho SV năm thứ nhất và năm thứ hai. Tôi cho rằng bản chất của đào tạo theo tín chỉ là tạo ra tính chủ động và khă năng lựa chọn cao cho SV. Các em có quyền lựa chọn thầy dạy và môn học. Như vậy, cũng có nghĩa mỗi môn học bắt buộc phải có từ 2 GV trở lên. Còn đối với SV hai năm cuối nhà trường áp dụng triệt để các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ. Kết quả học tập của SV được chia thành 2 khối lượng điểm: thái độ và quá trình học chiếm từ 40% - 50%, kết quả thi hết môn chiếm từ 50% - 60% kết quả môn học. Cách đánh giá này buộc SV phải thường xuyên cố gắng trong quá trình học tập.
Đồng thời, Nhà trường rất quan tâm tới công tác kiểm định và cũng bắt đầu tổ chức đánh giá chất lượng bài giảng của GV thông qua hình thức hỏi ý kiến SV (bằng phiếu kín) từ năm 2008. Lúc mới tiến hành cũng có một số ý kiến không đồng tình vì cho rằng SV không đủ khả năng đánh giá năng lực của người thầy. Nhưng đến nay thì hoạt động này diễn ra bình thường và đã được sự đồng tình, hưởng ứng của đội ngũ GV và SV. Qua cách đánh giá, người thầy cũng như bộ phận quản lí của trường biết được những ưu, nhược điểm của GV trong giảng dạy, từ đó giúp GV rút kinh nghiệm, không ngừng trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người học. Tôi cũng muốn nói thêm rằng, Trường ĐH KHXH&NV là 1/20 trường ĐHVN đã tổ chức thực hiện đánh giá trong và ngoài. Đồng thời cũng là trường đầu tiên trong ĐHQG Hà Nội đã thành lập Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo.
Nhà trường cũng rất quan tâm đến sản phẩm đào tạo của mình. Việc làm đầu tiên của trường là tổ chức rà soát lại sản phẩm đào tạo, đánh giá tình hình việc làm của SV sau khi tốt nghiệp. Nếu ngành nào có nhu cầu lớn thì tiếp tục phát triển mở rộng, ngành nào xã hội không có nhu cầu lớn thì thu nhỏ quy mô đào tạo để tránh lãng phí. Tôi cũng muốn trao đổi thêm quan niệm về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Theo tôi, cần hiểu nhu cầu xã hội gồm cả nhu cầu trước mắt và lâu dài, nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai. Nếu chỉ chú trọng đào tạo nhu cầu trước mắt mà không tính đến nhu cầu trong những chặng đường phát triển sắp tới thì sẽ rất khó khăn và rồi 10-15 năm sau Việt Nam khó tránh khỏi lệ thuộc vào các nước khác. Chẳng hạn hiện giờ, chúng ta đang tập trung khai thác, sử dụng các nguồn nhiệt điện, thuỷ điện nhưng vài chục năm sau nguồn nguyên liệu thiên nhiên cạn kiệt thì phải hướng tới nguồn điện nguyên tử. Thử hỏi nếu bây giờ không đào tạo thì khi đó lấy đâu nguồn nhân lực để sản xuất ra điện để dùng? Hoặc hiện nay, nhu cầu về công nghệ vũ trụ chưa đặt ra trực tiếp nhưng 5, 10, 15 năm nữa, Việt Nam liệu có thể làm chủ khoảng không gian và phát triển ngành hàng không vũ trụ được không nếu không có các kĩ sư và các nhà khoa học vũ trụ được đào tạo, chuẩn bị từ hôm nay? Do vậy, vừa phải chú trọng đào tạo phục vụ nhu cầu trước mắt vừa phải quan tâm đúng mức tới nhu cầu của xã hội và đất nước trong tương lai.
Để tăng cường gắn kết với thị trường lao động, từ năm 2008, nhà trường đã kí kết với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên mối quan hệ này, trường muốn mở rộng hoạt động liên kết trong lĩnh vực đào tạo, hướng dẫn SV thực tập, thực tế, hướng dẫn luận văn, luận án, mở rộng địa bàn thực tập..., giúp cho SV làm quen với các công việc thực tế ở doanh nghiệp. Thông qua đó, tạo cơ hội để SV tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
PV: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn cầu, nhà trường đã làm gì để sớm đạt trình độ một trường ĐH tiên tiến trong khu vực và quốc tế, thưa GS?
GS Nguyễn Văn Khánh: Tôi cho rằng hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu. Đây cũng là yêu cầu, đồng thời cũng là thử thách cực kì lớn với các trường ĐHVN. Để tạo môi trường quốc tế và nâng dần chất lượng đào tạo, chúng tôi tiếp tục mở rộng hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Tính đến nay, trường đã hợp tác, liên kết đào tạo quốc tế với một số trường ĐH nước ngoài, như đã xây dựng và triển khai chương trình liên kết đào tạo theo hình thức 3+1 và 2+2 ở bậc cử nhân với một số trường ĐH của Trung Quốc như: ĐH Quảng Tây, ĐH Dân tộc Quảng Tây và Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông... Hi vọng trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng thêm số trường liên kết. Với hình thức đào tạo liên kết 3+1, SV sẽ học 3 năm ở Trung Quốc, 1 năm học ở Việt Nam, bằng tốt nghiệp do trường ĐH Trung Quốc cấp. Đối với SV học theo hình thức 2+2, nhà trường đang đề nghị được cấp 2 bằng. Thông qua hình thức đào tạo liên kết trường đã thu hút được hơn 300 SV nước ngoài, trong đó SV Trung Quốc chiếm khoảng 90%. Ngoài ra, hàng năm, có khoảng 250 SV nước ngoài đến từ nhiều châu lục khác nhau chọn học ngành Việt Nam học và tiếng Việt tại trường.
[img class="caption" src="images/stories/2009/02/17/img_9278.jpg" border="0" alt="Một góc sân trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn" title="Một góc sân trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn" width="213" height="320" align="left" ]Đối với đào tạo sau ĐH, trường đã liên kết với ĐH Toulouse II của Pháp để đào tạo 3 chuyên ngành: Quản lí tổ chức; Tâm lí học phát triển trẻ em và thanh thiếu niên; Quản lí khách sạn. Hai chuyên ngành đầu tiên SV học bằng tiếng Pháp, chuyên ngành thứ 3 sử dụng tiếng Anh. Ba chương trình trên được Chính phủ Pháp và Tổ chức ĐH Pháp ngữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (AUF) tài trợ kinh phí. Nội dung chương trình đào tạo cơ bản là của trường ĐH đối tác nhưng có một số môn học được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 3/4 GV là người nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng thiết lập và tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác trao đổi SV với một số trường ĐH nước ngoài danh tiếng như ĐH Long Beach, ĐHLos Angeles, thuộc Bang California, ĐH Princeton (Hoa Kì), Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Waseda (Nhật Bản), ĐH Bắc Kinh, ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc)… Đây chính là những giải pháp tạo ra môi trường quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo cho GDĐH của Việt Nam nói chung và của Trường ĐH KHXH&NV nói riêng. Ngoài ra, từ năm học 2008 – 2009, trường còn triển khai 3 ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế: Cử nhân Ngôn ngữ học, Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam và Tiến sĩ Lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Trường cũng vừa kí Hiệp định hợp tác với 2 tập đoàn khách sạn hàng đầu của Pháp và Malaysia để phối hợp đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lí khách sạn. Các doanh nghiệp này vừa cấp học bổng cho học viên, vừa cam kết thu nhận và tìm việc làm cho các học viên sau khi tốt nghiệp.
PV: Bồi dưỡng đội ngũ và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học, với đặc thù ở bet365 football , công tác này được thực hiện như thế nào?
GS. Nguyễn Văn Khánh: Vai trò người thầy có ý nghĩa quyết định chất lượng GD-ĐT. Chúng tôi quan tâm đào tạo cán bộ cả về chuyên môn và ngoại ngữ. Chúng tôi rất tự hào đây là ngôi trường gắn liền với tên tuổi của những nhà khoa học, nhà văn hoá, các giáo sư nổi tiếng như: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy, Hoàng Xuân Nhị, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kị, Trần Đình Hượu.... Đến nay, Nhà trường đã có 8 GS được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 11 GS được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ; 23 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân; 50 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Hiện toàn trường có 12500 SV, 540 CBCNV, trong đó có 400 GV (17% GS, PGS; TS 33%; gần 80% có học vị từ thạc sĩ trở lên), phấn đấu đến năm 2015 có 75% giảng viên đạt trình độ TS. Đội ngũ GV ngày càng được trẻ hoá, hiện số GV dưới 35 tuổi chiếm khoảng 50%. Đây là lợi thế nhưng cũng là thách thức lớn đối với một trường ĐH đang hướng tới đẳng cấp quốc tế.
Công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng. Hàng năm, CBGV nhà trường thực hiện gần 100 đề tài khoa học các cấp; đặc biệt, từ 2008, trường chủ trì 5 đề tài cấp Nhà nước. Ngoài ra, trường còn tổ chức nhiều hội thảo quốc tế lớn, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học nổi tiếng của các nước, được bạn bè đánh giá cao, như Hội thảo Điện Biên Phủ - 50 năm nhìn lại, Hội thảo 100 năm nghiên cứu và giảng dạy các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam, Hội thảo Hàn Quốc và Hàn Quốc học ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ III..., Hiện nay, Nhà trường đang tập trung trí lực để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện Sáu chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá các mặt hoạt động; đẩy nhanh công tác phát triển đội ngũ GV có trình độ TS; tổ chức chuyển sang đào tạo theo tín chỉ ở cả bậc ĐH và sau ĐH; đa dạng hoá các loại hình và nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội; xây dựng và triển khai một số đề tài quy mô lớn mang tính liên ngành cao gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo đạt trình độ quốc tế và yêu cầu phát triển KT- XH của đất nước và Thủ đô; mở rộng các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các chương trình liên kết đào tạo sau ĐH; thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT; tìm các giải pháp tăng thêm nguồn thu và tăng cường đầu tư chiều sâu về CSVC.
Để đạt được mục tiêu trở thành một trong những trường ĐH hàng đầu của khu vực Đông Nam Á và châu Á vào thập kỉ thứ hai của thế kỉ này, ngoài sự nỗ lực phi thường của đội ngũ CB và các thế hệ SV nhà trường, rất cần có sự khuyến khích và sự hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa của Đảng và Nhà nước, của các cấp các ngành, trước hết là của ĐHQG Hà Nội và Bộ GG-ĐTvề cả cơ chế, chính sách và các nguồn lực đầu tư...
Cảm ơn GS. Nguyễn Văn Khánh về cuộc trao đổi này!
• Việt Hoa (thực hiện)
Theo Giáo dục và Thời đại
Tác giả: i333
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn