Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đối với nhiều thí sinh, việc ôn tập môn Văn vẫn là một thách thức lớn. Trên thực tế, kết quả thi môn Văn những năm qua cùng nhiều bài làm văn “độc đáo” được các thầy cô chấm bài “truyền khẩu” đã cho thấy những lúng túng và thiếu sót lớn của học sinh cả về kiến thức và kỹ năng làm bài thi môn học này. PGS.TS Phạm Thành Hưng (Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về cách dạy văn, học văn cũng như gợi ý một vài phương pháp học và thi môn Văn cho các thí sinh.
Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đối với nhiều thí sinh, việc ôn tập môn Văn vẫn là một thách thức lớn. Trên thực tế, kết quả thi môn Văn những năm qua cùng nhiều bài làm văn “độc đáo” được các thầy cô chấm bài “truyền khẩu” đã cho thấy những lúng túng và thiếu sót lớn của học sinh cả về kiến thức và kỹ năng làm bài thi môn học này. PGS.TS Phạm Thành Hưng (Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về cách dạy văn, học văn cũng như gợi ý một vài phương pháp học và thi môn Văn cho các thí sinh.
- Thưa thầy, môn Văn có phải là một môn học khó không?
- PGS. TS. Phạm Thành Hưng (PGS. TS. PTH): Theo cách hiểu thông thường, “khó” ở đây là khó được điểm cao. Nếu quy ước với nhau như vậy thì hiện tại, học văn không khó, thậm chí là rất dễ đối với học sinh sáng dạ và có trí nhớ tốt. Vì sao nói vậy? Vì văn chương trong các sách giáo khoa phổ thông hiện nay đang được biên soạn, chế biến theo công nghệ của thời đại @: Mọi thứ đều có thể hóa thành công thức, thành “dữ liệu”, có thể học thuộc, cắt, dán. Rất nhiều học sinh có thể thuộc lầu mấy chục bài văn mẫu. Vào phòng thi đại học, nhận đề xong là có thể enter cho não nhả ra dăm bảy trang nhẹ nhàng, thày cô chấm bài buộc phải cho điểm cao vì không trật đáp án chút nào.
- Tại sao kỳ thi tuyển sinh năm nào cũng chứng kiến những bài văn “cười ra nước mắt” ?
- PGS. TS. PTH: Có thể hiểu tiếng cười ra nước mắt này theo hai nghĩa. Một là do tuyến lệ phải làm việc cưỡng bức từ cơ mặt. Hai là ra nước mắt vì cười chua chát, vì buồn. Những bài văn, câu văn ngộ nhĩnh, gây cười đó phản ánh chất lượng dạy và học văn đang giảm sút, đồng thời cũng bắt nguồn từ những lệch lạc, đôi khi rơi vào thô thiển trong quan niệm về văn chương. Thầy quan niệm chỉ lệch đi một ly thì ở bài văn, học trò làm sai đi một dặm. Tuy vậy, trong thực tế chấm bài, có trường hợp thí sinh không làm được bài, ngồi chờ cho hết 2 tiếng mới được ra khỏi phòng, không để thời gian chết, “nhàn cư vi bất thiện”, thí sinh đành ngồi viết lăng nhăng mua vui cho người chấm. Họ thành những anh hề bất đắc dĩ.
- Trên thực tế, khối lượng kiến thức của môn Văn trong 3 năm học cấp III là rất lớn và nhiều bạn học sinh còn “phàn nàn” là với chỉ một tác phẩm văn học thôi mà có quá nhiều loại đề thi xung quanh tác phẩm ấy, do đó, rất khó để “đối phó”?
- PGS. TS. PTH: Tôi rất đồng cảm với tâm sự đó. Lời phàn nàn đó rất chính đáng, dễ cảm thông.
Vậy, phải "đối phó" thế nào với quá nhiều kiểu ra đề?
Tôi nghĩ, dễ đối phó thôi. Trước hết, các thầy cô chấm thi môn Văn của bet365 football (Đại học Quốc gia HN) hoàn toàn cảm thông được với cái khó của thí sinh hiện tại, vì vậy không cố chấp với các trường hợp khó xử, lúng túng của người làm bài. Quan trọng nhất là thí sinh có học thật không. Tựu trung lại thì cũng có 2 vấn đề cần nắm: tác giả viết về cái gì và viết thế nào, tức là 2 vấn đề: nội dung và hình thức nghệ thuật. Nếu có 5 kiểu đề ra thì cứ cố học kỹ lấy 2 kiểu cơ bản, khi gặp đề khác, ngẫm nghĩ, phát hiện ra yêu cầu riêng của đề, viết nghiêng đi theo yêu cầu ấy là được. Mỗi bài thi chỉ cần sử dụng khoảng 5 đến 10 từ khóa là đủ. Nếu có 5 bài văn mẫu cho 5 kiểu ra đề thì học lấy 2 bài cơ bản, sử dụng 5 từ khóa riêng cho mỗi đề còn lại là yên tâm chờ điểm cao. Hãy lập bản từ khóa để học cho nhanh, cho đỡ tốn thời gian. Khi chấm bài nhanh, các thầy hay quan sát sự xuất hiện của các từ khóa ấy. Thấy chúng biết ngay là thí sinh làm được bài rồi đây.
- Hiện nay, có rất nhiều loại sách giải các đề thi Văn, trong đó học sinh tha hồ được đọc và học thuộc các bài văn mẫu. Vậy học Văn liệu có thể “học vẹt” được không?
- PGS. TS. PTH: Như tôi đã trả lời ở trên, có thể "học vẹt" được. Có điều, riêng tôi chấm lâu nay, tôi nhớ, thuộc văn mẫu mà viết thì điểm tôi cho thường không đạt quá 7. Là vì tôi đã tìm được ngay những lỗi khác để trừ đi còn 7 là cao nhất.
- Vậy đâu là cách học và ôn thi đúng nhất cho môn Văn? Học Văn khác như thế nào với học môn Lịch sử, Địa lý hay Ngoại ngữ?
- PGS. TS. PTH: Học và ôn đều phải nắm chắc nội dung tác phẩm. Trước hết là phải thực sự đọc kỹ tác phẩm. Đọc lần đầu là đọc vô tư, không bị ràng buộc bởi những điều sách giáo khoa chỉ bảo. Đó là cách đọc không định kiến. Sau khi học, nghe giảng, đọc lại, kiểm nghiệm lại xem có đúng không, xem có thành điều tâm đắc của mình không. Tâm đắc thì quý quá. Còn nếu không, cố mà nhớ lấy vài điểm then chốt, những điểm không thể không nói đến khi gặp tác phẩm trong đề thi. Thứ nữa, là cần học và ôn trong hệ thống, đặt tác phẩm, tác giả trong tiến trình, giai đoạn. Như vậy sẽ dễ làm bài, vì khi bí thì có thể so sánh, liên hệ với các tác gia, tác phẩm cùng thời, cùng đề tài. Nhiều bài văn viết quá ngắn vì thí sinh chỉ khoan sâu vào tác phẩm nêu trong đề thi, nói về tác giả như một cây bút đơn độc và không tiếc lời ca ngợi nhà văn như một hiện tượng độc nhất vô nhị, quên mất các tác gia bên cạnh, trước đó và thời sau. Tôi không dám chắc cách học nào là đúng nhất, nhưng cách học như nói trên là cách học thích hợp trong tình hình dạy và thi bây giờ.
Còn cái khác của học Văn với học 3 môn Sử, Địa, Ngoại ngữ, chung quy xuất phát từ đặc trưng của loại hình nghệ thuật đặc thù này. Trước khi là tư tưởng, là sự phản ánh đời sống, văn chương đích thị là nghệ thuật của trí tưởng tượng, nghệ thuật của ngôn từ. Vì vậy, cần học một cách chủ động, mạnh dạn khám phá cái hay cái đẹp của hình ảnh, ngôn từ, mạnh dạn thể hiện và khẳng định chủ kiến. Nhiều lúc chấm bài, tôi có cảm giác thí sinh đang trình bày kiến thức của mình trước một ông quan tòa văn học vô hình. Các em viết rất ngoan ngoãn, nơm nớp sợ sai lệch, vi phạm các điều khoản lâu nay được dạy trong sách giáo khoa. Học và làm bài theo kiểu ấy thì văn chương vô tình đắc tội.
- Theo kinh nghiệm chấm bài nhiều năm của mình, thầy thấy một đề thi tuyển sinh đại học môn Văn thường có kết cấu và nội dung như thế nào? Khác nhau ra sao giữa đề thi môn Văn cho khối D và khối C?
- PGS. TS. PTH: Câu hỏi này nên đặt cho các thầy giáo lâu nay được Bộ Giáo dục tin tưởng mời ra đề. Tôi chỉ thấy cấu trúc đơn giản là có mấy câu nhỏ hợp lại thành một đề. Trong số đó có câu rất dễ, tạo an toàn cho học sinh ít học. Giống như sợi dây bảo hiểm, ai làm câu đó cũng yên tâm có được chí ít là 2 điểm mà ra về. Câu đó cao nhất là được 2 điểm. Thang điểm của 2 câu tiếp theo là 3 và 5. Khác với câu đầu, 2 câu sau đòi hỏi tu từ, hành văn bài bản, chu đáo. Sự cảm thụ tác phẩm và tính sáng tạo nếu có của thí sinh là nằm ở hai câu này.
Riêng sự khác nhau của đề thi văn khối D và C nếu có thì không đáng kể. Quan niệm của tôi là không nên ra khác, vì nó không có ý nghĩa gì về tuyển chọn và đào tạo cả.
- Thầy thấy các thí sinh thường mắc những lỗi cơ bản nào khi làm bài thi môn Văn?
- PGS. TS. PTH: Lỗi cơ bản nhất là lỗi diễn đạt, bao hàm 2 cấp độ: ngữ pháp và logic. Mất điểm đầu tiên là vì Văn bất thành cú, không có ý thức chấm câu. Sau đó là do viết luẩn quẩn mãi không thấy nổi lên được ý mình định nói.
- Để làm tốt một đề thi Văn thì ngoài việc nắm kiến thức tốt ra, học sinh cần phải có những kỹ năng làm bài như thế nào?
- PGS. TS. PTH: Kỹ năng cơ bản nhất là kỹ năng phân tích đề, nói nôm na là phải hiểu người ra đề đòi hỏi mình trả lời vấn đề gì. Có những câu hỏi được xây dựng rất kín đáo, đòi hỏi phải phân tích, ngẫm nghĩ chốc lát mới nhận ra thâm ý người ra đề. Có câu được trình bày thẳng thắn, chân phương như một lời kêu gọi: “Hãy phân tích và chứng minh…; Bạn hãy…; Anh hay chị hãy…”. Trong trường hợp đó phải gạch chân sớm những từ ngữ hạt nhân của đề, để bám chặt, không đi xa hạt nhân đó. Nếu làm dàn bài thì chỉ làm sơ lược, cố nhấn vào mấy từ khóa cho khỏi quên. Câu ít điểm viết ngắn, câu nhiều điểm viết dài. Chớ dại mà phóng bút quá lâu vào câu ít điểm. Với câu ít điểm thì ta ứng xử theo phương châm: hỏi gì nói nấy, không trả lời thừa.
Nếu kỹ năng đồng nghĩa với”mẹo” thì tôi nói thêm thế này. Một là, không nên đầu tư công sức, thời gian làm bài vào 1 câu, dù là câu cao điểm nhất (5-7 chẳng hạn) trong đề thi. Dù ít dù nhiều cũng nên làm đủ mọi câu, kể cả câu ít điểm nhất (2 điểm chẳng hạn). Khi cộng cả ba câu vào mới thấy ra tấm ra món, ra điểm đẹp. Hai là, dân ta có quan niệm nét chữ nét người, dù ở thời đại computer, không viết đẹp được thì cố viết chữ, xuống dòng, trình bày bài cho sáng sủa, dễ đọc. Các thày chấm già đọc lâu, đeo kính viễn thường bị đau vành tai và nặng sống mũi.
- Cuối cùng, thầy có thêm lời khuyên gì về việc học và thi môn Văn cho các thí sinh thi đại học năm nay không?
- PGS. TS. PTH: Tôi muốn khuyên hai điều: Một là, đừng xem các sách hướng dẫn và các bài văn mẫu như là mẫu chuẩn. Hãy học ôn theo kiểu cơ bản, tập trung vào sách giáo khoa và vào phòng thi thanh thản, tự tin như một độc giả sang trọng của văn học nước nhà. Hai là, có hàng trăm nẻo đường cho ta vào đời, dù vào học đại học hay không, văn chương vẫn làm cho đẹp thêm cuộc đời và giúp người ta sống đẹp.
- Xin cảm ơn thầy vì những gợi ý trên.
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn