Chính sách xã hội và đời sống nữ công nhân
admin
2010-07-22T21:36:28-04:00
2010-07-22T21:36:28-04:00
//oddbark.com/vi/news/tin-hoat-dong/chinh-sach-xa-hoi-va-doi-song-nu-cong-nhan-4800.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
bet365 football
- ĐHQGHN
//oddbark.com/uploads/ussh/logo.png
Thứ năm - 22/07/2010 21:36
"Tác động của chính sách xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hà Nội" là đề tài luận án tiến sĩ của NCS Hoàng Thị Nga, bảo vệ tại Trường ĐHKHXH&NV ngày 21/7/2010.
"Tác động của chính sách xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hà Nội" là đề tài luận án tiến sĩ của NCS Hoàng Thị Nga, bảo vệ tại Trường ĐHKHXH&NV ngày 21/7/2010.
Luận án đã nêu bật một số hạn chế trong quá trình thực hiện các chính sách xã hội ở nước ta hiện nay đối với đời sống nữ công nhân lao động (CNLĐ) như: điều kiện môi trường chưa đảm bảo khiến suy giảm sức khoẻ lao động nữ; việc làm thêm, tăng ca khiến nữ công nhân hạn chế khả năng học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và khó khăn trong tìm bạn đời, hoặc nuôi dạy con cái; tiền lương, tiền công chưa ổn định, thoả đáng dẫn tới giảm thiểu cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá tinh thần của nữ công nhân.
Luận án đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, bổ sung các chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống nữ CNLĐ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước như: hoàn thiện cơ chế chính sách về việc làm, bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền công, thời gian làm việc…; hoàn thiện bổ sung các văn bản nhà nước liên quan đến các nội dung: đơn giá tiền lương, mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, nghỉ ngơi khi mang thai, sinh nở đối với nữ CNLĐ. Cần nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động và đặc biệt, người lao động cần chủ động nâng cao nhận thức chung để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bản thân mình.
GS.TS Phạm Tất Dong (phản biện 1) đánh giá cao luận án của nghiên cứu sinh, đặc biệt là những những số liệu nghiên cứu của tác giả. GS nhận xét, những số liệu tác giả đưa ra không khác nhiều so với những số liệu của một dự án nghiên cứu mà GS đã tham gia về đời sống của công nhân lao động, khảo sát trên địa bàn cả nước cách đây 10 năm. Vì vậy, theo giáo sư, đề tài đã góp phần minh chứng cho vấn đề là thực tế đời sống hiện nay của công nhân lao động còn có rất nhiều khó khăn, và chưa được cải thiện là bao trong thập niên qua, đặc biệt là đối với nữ công nhân.
Bên cạnh đó, GS.TS Phạm Tất Dong cũng đã thẳng thắn trao đổi về một số lí thuyết được NCS vận dụng trong luận án của mình. Ông cho rằng: “Tác giả chủ yếu sử dụng những lí thuyết về chủ nghĩa tư bản, về xã hội học của những nhà nghiên cứu phương Tây mà vô tình quên đi mất những 'cây lim, cây sến' ở trong nước. Trong khi đó thì những 'cây lim, cây sến' đó lại đã từng có những nghiên cứu rất sát với tình hình thực tế trong nước và gần với đề tài”.
Đồng ý với những ý kiến đánh giá của GS.TS Phạm Tất Dong, PGS.TS Nguyễn Hữu Minh (phản biện 2) cũng đã đưa ra những ý kiến đánh giá xác đáng đối với đề tài, đó là: Đề tài đã góp phần làm phong phú thêm những lí luận về xã hội học, và là một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác động của chính sách xã hội đối với đời sống của nữ công nhân lao động.
PGS.TS Lê Tiêu La thì cho rằng: “Luận án đã mô tả sinh động, nhiều chiều về tác động của chính sách xã hội tới đời sống vật chất và tinh thần của nữ công nhân lao động tại các khu công nghiệp ngoài nhà nước.”
Nhận xét chung của các thành viên trong hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước là: Luận án là một công trình khoa học có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc, đề cập đến vấn đề mang tính thời sự. 7/7 thành viên trong hội đồng đã công nhận luận án tiến sĩ cấp nhà nước, trong đó có 5/7 thành viên đã bỏ phiếu đánh giá luận án xếp loại xuất sắc.
Như vậy đã có thêm một luận án tiến sĩ xuất sắc cấp nhà nước chuyên ngành xã hội học được bảo vệ thành công tại Trường ĐHKHXH&NV. Luận án không những là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách trong việc định ra những chính sách phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực mà còn là nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành xã hội học sau này.