bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Trưng bày hình ảnh, hiện vật và tư liệu về các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Phú Quốc

Thứ tư - 28/07/2010 10:20

Từ 7 đến 9/5/2009, tại Trường ĐHKHXH&NV, Hội Cựu chiến binh Trường cùng Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đã tổ chức triển lãm các hình ảnh, hiện vật, tư liệu về các chiến sĩ cách mạng bị Mĩ nguỵ giam giữ tại nhà tù Phú Quốc. Triển lãm đã đem đến những hình ảnh và bằng chứng chân thực nhất về tội ác chiến tranh của giặc Mĩ, tinh thần đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cộng sản và những thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh hào hùng ấy.

Từ 7 đến 9/5/2009, tại Trường ĐHKHXH&NV, Hội Cựu chiến binh Trường cùng Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đã tổ chức triển lãm các hình ảnh, hiện vật, tư liệu về các chiến sĩ cách mạng bị Mĩ nguỵ giam giữ tại nhà tù Phú Quốc. Triển lãm đã đem đến những hình ảnh và bằng chứng chân thực nhất về tội ác chiến tranh của giặc Mĩ, tinh thần đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cộng sản và những thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh hào hùng ấy.

Các ảnh và hiện vật trưng được trưng bày theo các chủ đề chính:

  • Tội ác ghê rợn của Mĩ nguỵ đối với tù bình và dân thường;
  • Tinh thần đấu tranh quật cường của các chiến sĩ cộng sản;
  • Thất bại thảm hại của Mĩ nguỵ;
  • Một số hoạt động của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.
[img class="caption" src="images/stories/2009/05/10/8820-0015.jpg" border="0" alt="Sinh viên trò chuyện trực tiếp với một cựu chiến binh là nhân chứng sống một thời của nhà tù Phú Quốc" title="Sinh viên trò chuyện trực tiếp với một cựu chiến binh là nhân chứng sống một thời của nhà tù Phú Quốc" width="320" height="214" align="left" ]

Đầu năm 1966, Mĩ nguỵ xây dựng một nhà tù khổng lồ ở đảo Phú Quốc gồm 44 phân khu do Phòng Quân cảnh thuộc Bộ Tổng tham mưu Nguỵ trực tiếp quản lí. Trại giam tù binh Phú Quốc có diện tích 400 ha, giam giữ tù binh từ ngày 6/7/1967 đến hết tháng 3/1973. Lúc cao điểm, nhà tù này giam giữ khoảng 40.000 tù binh. Nhằm huỷ diệt tinh thần và thể xác các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ nơi đây, địch đã thẳng tay đàn áp tù binh, khảo tra và giết hại hơn 4000 người. Những hình thức tra tấn tù binh của Mĩ nguỵ rất man rợ: móc mắt, đục răng, đóng đinh vào thân thể, ném vào vạc nước sôi... Đến năm 1972, chúng thi hành chính sách huỷ diệt hàng loạt, xả đạn vào các khu trại giam hoặc thủ tiêu bí mật bằng cách chôn sống hàng loạt tù binh. Năm 2008, đội quy tập K92 của quân khu 7 đã khai quật hai hố chôn tập thể tù binh Côn Đảo, mỗi hố tìm được trên 500 bộ hài cốt.

Bên cạnh việc được xem những bức ảnh lịch sử nổi tiếng ít nhiều đã được sưu tầm và giới thiệu trên các phương tiện truyền thông, người xem còn thấy bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến những dụng cụ tra tấn kinh hoàng của cai ngục tại nhà tù Phú Quốc như “vồ sầu đời”, “vồ chi bộ”, “gậy biệt li”, dùi cui, bi sắt, xích sắt, roi cá đuối... Đối lập lại với những hình ảnh tàn ác trên là những chứng tích hùng hồn và lãng mạn nhất cho tinh thần quật cường của những chiến sĩ cộng sản - những hiện vật gây xúc động cho người xem như: lá cờ Đảng, cờ Đoàn vẽ bằng máu, những tài liệu học tập nhỏ xíu mà các tù binh đã bí mật truyền tay nhau đọc và học trong tù, những dòng chữ viết bày tỏ tinh thần bất khuất, trung với Đảng hiếu với dân, những vật dụng giản dị của cuộc sống mà những người tù khéo tay đã làm ra trong những giây phút lơi lỏng của kẻ thù...

[img class="caption" src="images/stories/2009/05/10/8816-0011.jpg" border="0" alt="Di ảnh của các liệt sĩ đã hi sinh tại nhà tù Phú Quốc" title="Di ảnh của các liệt sĩ đã hi sinh tại nhà tù Phú Quốc" width="320" height="156" align="right" ]

Đặc biệt, một trong những phần trưng bày gây ấn tượng mạnh nhất cho người xem là di ảnh của 38 liệt sĩ tại nhà tù Phú Quốc với những lời chú thích cụ thể về tên tuổi, cuộc đời và hoàn cảnh hi sinh của từng người. 38 gương mặt liệt sĩ mờ tỏ trên nền giấy ảnh đen trắng vốn là ảnh trong hồ sơ tù của Mĩ nguỵ được những người còn sống tìm kiếm và giữ gìn với mong muốn giữ lại gương mặt của những người anh hùng đã khuất. Đó là những bằng chứng chân thực nhất về tội ác của kẻ thù, về nỗi đau của chiến tranh và trên tất cả là vẻ đẹp của sự dũng cảm đã giúp những con người bình thường trở nên phi thường.

Tại phòng trưng bày, các bạn sinh viên được trực tiếp trò chuyện với những cựu chiến binh là nhân chứng sống một thời của nhà tù Phú Quốc. Sau khi xem trưng bày, rất nhiều sinh viên đã ghi những dòng cảm tưởng đầy xúc động trong cuốn sổ lưu niệm của Bảo tàng. Nói về ý nghĩa của buổi trưng bày, thầy Vũ Đức Nghiệu - cán bộ Nhà trường viết: “Đây là những bài học viết bằng máu, bằng xương, bằng sự sống của những trung liệt, cần phải được lưu giữ để truyền lại cho những người đang sống hôm nay và cho muôn đời con cháu mai sau. Lưu giữ và truyền lại không phải để nuôi thêm thù hận với ai mà để cho mọi người hiểu được những giá trị không thể lượng định được của cuộc sống bình thường của chúng ta hôm nay và nhất là để đừng bao giờ vô ơn với những người đã hi sinh vì đất nước này”.

Vài nét về Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày

Ngày 11 tháng 10 năm 2006, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành quyết định thành lập Bảo tàng tư nhân có tên “Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” tại thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Giám đốc là ông Lâm Văn Bảng, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, là thương bình hạng ¼. Bảo tàng được thành lập nhờ sự đồng tâm, hiệp lực của một số người nguyên là chiến sĩ cách mạng bị Mĩ nguỵ giam cầm tại nhà tù Phú Quốc, hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh. Hiện nay, Bảo tàng đang bảo quản, lưu giữ và trưng bày trên 2000 hiện vật, gồm tranh ảnh, di vật, đồ vật... trên diện tích 1.600 m2 với 9 phòng trưng bày chuyên đề. Hướng dẫn và thuyết minh với khách tham quan chính là những chiến sĩ cách mạng đã từng bị bắt cầm tù tại trại tù Phú Quốc.

Tác giả: thanhha

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây