Thông tin luận văn "Về một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long – Hà Nội (qua khảo sát văn bia)" của HVCH Nguyễn Thị Thanh, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/10/1973
4. Nơi sinh: Quế Võ – Bắc Ninh.
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Về một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long – Hà Nội (qua khảo sát văn bia)”.
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
9. Mã số: 60 22 54
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Quân.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Sau khi khảo sát, nghiên cứu toàn bộ hệ thống văn bia của Thăng Long - Hà Nội thuộc địa bàn hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận (tương đương với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy hiện nay), chúng tôi đưa ra những kết luận sau:
- Thăng Long – Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, nơi có hệ thống di sản văn hoá đậm đặc với nhiều loại hình di tích đa dạng, phong phú và khối lượng văn bia đồ sộ có niên đại từ thời Lê Trung hưng đến thời Nguyễn.
- Văn bia của Thăng Long - Hà Nội có niên đại tương đối muộn so với các địa phương khác. Văn bia phản ánh đời sống văn hoá, tín ngưỡng, các tập tục của Thăng Long chiếm số lượng lớn và chiếm ưu thế hơn hẳn các lĩnh vực khác. Từ tục gửi giỗ, bầu hậu đến việc thờ cúng thần linh, thờ cúng tổ nghề, thờ cúng các nhân vật lịch sử được ghi lại qua văn bia khá chi tiết thể hiện lòng sùng kính, sự biết ơn của con người đối với các thần linh.
- Bia gửi giỗ chiếm số lượng lớn trong hệ thống văn bia đã khảo sát, đặc biệt là thời Nguyễn là thời kì phát triển đỉnh cao của bia gửi giỗ với số lượng vượt trội so với các thời kì khác. Tục gửi giỗ đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đã ăn sâu vào suy nghĩ, tiềm thức của tầng lớp thị dân và trở thành một tập tục phổ biến ở Hà Nội cũng như trong cả nước.
- Giáo dục, khoa cử của Thăng Long - Hà Nội được ghi chép qua hệ thống bia Văn Miếu Thăng Long và các văn chỉ ở các địa phương. Ngoài phản ánh bức tranh toàn cảnh về giáo dục của cả nước, thì bia Văn Miếu còn giúp ta đánh giá thực chất hơn về khoa cử và giáo dục của Thăng Long qua những kì thi, về số lượng người đỗ, các mức đỗ so với cả nước, những người được coi là người Thăng Long .v.v…
- Kinh tế, thương mại ở Thăng Long - Hà Nội được ghi chép qua những tấm bia ở các di tích thờ tổ nghề trong khu phố cổ Hà Nội. Loại văn bia ghi chép về các nghề thủ công không nhiều, đây thực sự là nguồn sử liệu quan trọng, ít ỏi còn lại trong khu phố cổ Hà Nội hiện nay đang dần bị mờ đi trước bối cảnh đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ.
Sự đóng góp của các tầng lớp thị dân Thăng Long - Hà Nội được ghi nhận qua văn bia trong các hoạt động công như xây dựng, trùng tu di tích, làm đường, xây cầu… cũng đáng để chúng ta nhìn nhận, đánh giá về góc độ kinh tế của Thăng Long – qua từng thời kì. Qua những nội dung ghi chép về tiền, ruộng trong từng tấm bia, chúng ta biết được về sự chênh lệch kinh tế giữa các tầng lớp xã hội, về tình hình sở hữu ruộng đất ruộng tư theo theo tiến trình lịch sử.
Sự có mặt của người Hoa trong những tấm bia ở các hội quán đã giúp chúng ta thấy được cách thức tổ chức buôn bán của họ đã vượt hẳn vể quy mô và trình độ so với dân bản địa và kinh tế của bộ phận những người này đã góp phần làm cho Thăng Long - Hà Nội thêm sầm uất ở thế kỉ XIX.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Dùng làm tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử cũng như văn hoá của Thủ đô Hà Nội. Từ việc phân loại theo các tiêu chí, nội dung giúp chúng ta có cái nhìn về đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật của thị dân Thăng Long – Hà Nội qua sự ghi chép của văn bia.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận văn:
14.1. Những vị thần thờ trong đình Tân Khai – in trong sách Di tích lịch sử - văn hoá trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Nxb Hà Nội, 2002.
14.2. Đình Hà Vĩ và phố nghề sơn - in trong sách Di tích lịch sử - văn hoá trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Nxb Hà Nội, 2002.
14.3. Đình Đồng Lạc - in trong sách Di tích lịch sử - văn hoá trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Nxb Hà Nội, 2002.
14.4. Chùa Đức Viên – in trong sách Di tích lịch sử văn hoá quận Hai Bà Trưng, Nxb Văn hoá Thông tin, 2003.
14.5. Di tích thời khởi nghĩa Lam Sơn ở Hà Nội (viết chung) – Kỉ yếu Hội thảo khoa học kỉ niệm 580 năm giải phóng Đông Quan và thành lập vương triều Lê, Nxb Hà Nội, 2008.
14.6. Cụm di tích chùa Bộc – gò Đống Đa – in trong sách Tìm trong di sản văn hoá Việt Nam – Thăng Long – Hà Nội, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thanh
2. Sex: Female
3. Date of birth: 24/10/1973
4. Place of birth: Que Vo – Bac Ninh
5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH signed by the Headmaster of USSH, Hanoi National University. Dated: November 2, 2007
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: “About some aspects of the life of the Thang Long - Ha Noi (through surveys stone)”
8. Major: Vietnam History
9. Code: 60 22 54
10. Supervisors: Deputy Professor. Doctor Vũ Văn Quân.
11. Summary of the findings of the thesis:
After the survey, the entire research system stone steles of Thang Long - Hanoi by Tho Xuong and Vinh Thuan districts (equivalent with Hoan Kiem District, Hai Ba Trung District, Ba Dinh District, Tay Ho District, Cau Giay District now), we make the following conclusions:
- Thang Long - Hanoi is the center of politics, economy and culture of the country, where dense cultural heritage system with various types of monuments, rich and the epitaph massive volumedating from the Le Trung Hung to Nguyen.
- These stone steles of Thang Long - Ha Noi dating relatively late compared to other provinces. Stone steles reflects cultural life, beliefs and practices of Thang Long accounted for bulk and predominant than other areas. Keep sending anniversary, elected to the post to divine worship, worship team training, worship the characters recorded history through detailed stone quite express devotion, gratitude of the people fordivine.
- Stone steles of anniversary send bulk up in the epitaph system examined, especially during the Nguyen Dynasty is the peak period of development of steles send anniversary with remarkable number compared with other periods. Keep sending anniversary has become indispensable needs ingrained into thinking, subconscious strata people and become a common practice in Hanoi as well as in the country.
- Education, the doctoral examination of Thang Long - Hanoi is recorded through the stone steles in the Temple of Literature and Thang Long documents at the locality. Also reflects the overall picture of education in the country, the stone steles at Van Mieu also helps us to better evaluate the quality of the exam in Thang Long - Hanoi, the number of the park, the park compared tothe country, who is considered the Thang Long. etc.
- Economic and trade in Thang Long - Hanoi is recorded through stone steles craft in the church ruins in the Old Quarter of Hanoi. Type stone steles records of the craft is not much, this is really important historic resources, the few remaining in the Old Quarter of Hanoi is now gradually blurred the context of urbanization increasingly powerful.
- The contribution of the urban elite populations of Thang Long - Hanoi is recognized through the stone steles in activities such as building, restored monuments, roads, bridges ... well worthy of our recognition, evaluationeconomic perspective of Thang Long - over time.
- Through the contents of records of money, in each stone field, we know about the economic disparity between social classes, on the situation of land ownership from the field in the course of history.
- The presence of the Chinese in the inscription in Hoi Quan relating helped us to see how their sales organizations has surpassed in size and level compared to the native population and economic departmentthis has contributed to the Thang Long - Hanoi more crowded in the nineteenth century..
12. Practical applicability:
Used as material for the study and teaching of the history and culture of Hanoi. From the classification according to the criteria, the content gives us a view of politics, economy, culture and laws of Thang Long - Ha Noi through the records of the types of documents of stone steles.
13. Further research directions, if any: Not yet.
14. Thesis-related publications:
- The gods worshiped in Tan Khai Common house - in the book historical and cultural monuments in the Old Quarter and around Hoan Kiem Lake, Hanoi Publishing House, 2002.
- Ha Vi Common house and paint job and the street - in the book historical and cultural monuments in the Old Quarter and around Hoan Kiem Lake, Hanoi Publishing House, 2002.
- Dong Lac Common house - in the book historical and cultural monuments in the Old Quarter and around Hoan Kiem Lake, Hanoi Publishing House, 2002.
- Duc Vien Pagoda - in the book Cultural Historical Hai Ba Trung District, Culture and Information Publishing House, 2003.
- Monuments Lam Son uprising in Hanoi (written) - Proceedings of scientific conference celebrating 580 years of liberation Dongguan and established the Le dynasty, Publishing House, Hanoi, 2008.
- Relics Boc Pagoda- Dong Da mound in the book Looking in the cultural heritage of Vietnam - Thang Long - Hanoi, Culture and Information Publishing House, Hanoi, 2002.