Thông tin luận văn "Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945" của HVCH Vũ Đức Hoan, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
1. Họ và tên học viên: Vũ Đức Hoan
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 07/10/1985
4. Nơi sinh: Nam Hải – Nam Trực – Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày: 24/10/2008 của Hiệu trưởng bet365 football
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch - Bộ môn Nghệ thuật học – Khoa Văn học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Bản luận văn Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945 ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì chúng tôi hướng đến làm rõ 3 vấn đề cơ bản sau. Thứ nhất là sự hình thành và phát triển của nhóm Tân Dân. Trong phần này chúng tôi tái hiện sự ra đời, các giai đoạn phát triển, tổ chức, các cơ quan ngôn luận của nhóm (như Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San, Ích Hữu, Tao Đàn, Truyền Bá) và nhà xuất bản Tân Dân... Trong phần này chúng tôi đặc biệt đi sâu phân tích vai trò của Vũ Đình Long với tư cách là người sáng lập và điều hành hoạt động của cả nhóm. Chúng tôi cũng giới thiệu về đội ngũ tác giả tham gia vào nhóm Tân Dân cũng như mối quan hệ giữa Vũ Đình Long với các nhà văn. Thứ hai, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ sự nghiệp văn chương của nhóm dưới góc độ thể loại và đề tài. Chúng tôi đã phân chia thành các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch, phê bình, khảo cứu... để tiếp cận dưới góc độ thi pháp thể loại. Về mặt đề tài, chúng tôi nhận thấy nhóm Tân Dân quan tâm và khai thác rất nhiều vấn đề khác nhau trong đó nổi bật là những vấn đề xã hội, tình yêu - hôn nhân - gia đình và lịch sử. Và cuối cùng, ở phần thứ 3 chúng tôi nghiên cứu nhóm Tân Dân dưới độ khuynh hướng sáng tác nhìn từ thực tiễn sáng tác và quan điểm chủ trương của nhóm. Đó là sự dung nạp đồng thời cả chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực; là sự bảo thủ về mặt đạo đức và một khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa tích cực khi hướng đến những giá trị mang tính văn hoá và đạo đức tốt đẹp cổ truyền của dân tộc. Ngoài những nội dung trên luận văn của chúng tôi còn có một phụ lục về sáng tác của các nhà văn trong nhóm, đó là một tư liệu có giá trị trong nhiều nghiên cứu về sau.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Vu Duc Hoan 2. Sex: Male
3. Date of birth: 07/10/1985 4. Place of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated: 24/10/2008
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Tan Dan group in the literary life of Vietnam prior to 1945
8. Major: Vietnamese Literature 9. Code: 60 22 34
10. Supervisors:
Doctor.Pham Xuan Thach
Department of Arts - Faculty of Literature
University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
Apart from the Preamble and Conclusion of the thesis Tan Dan group in the literary life of Vietnam prior to 1945, we have focused on 3 basic issues. The first is the formation and development of Tan Dan Group. In this part, we reproduce the introduction, the development stages of organizations and official organs of the group (such as Saturday Novel, Popular Semi-Monthly, Ich Huu, Tao Dan, and Popularization) and Tan Dan Publishing House, etc… We have especially delved into analyzing the role of Vu Dinh Long as the founder and executive of the group’s activities. We have also introduced the group of authors who had participated in Tan Dan Group as well as the relationship between Vu Dinh Long and other writers. Secondly, we have carried out surveying the whole literary career of the group in terms of genre and theme. We had divided into genres including novel, short story, literary diary, drama, criticism, research, etc… in order to approach in terms of poetic genre. With regards to theme, we recognize that Tan Dan Group has paid much attention to and exploited many different matters, especially in relation to society, love – marriage – family and history. And finally, in the third part, we have studied Tan Dan Group in terms of creation tendency looking from the reality of creation and viewpoints of the group. This is the acceptance of both romanticism and realism; the ethical conservativeness and a positive tendency of nationalism when targeting good traditional, cultural and ethical values of the nation. In addition to the above contents, our thesis also contains an appendix on writings of our group, which is a valuable material for subsequent researches.
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None