bet365 football - Nền tảng chính thức

   
Tin tức

Giới thiệu sách "Nhân học phát triển: Lịch sử, lý thuyết và công cụ thực hành"

Thứ năm - 26/02/2015 03:34
Là một trong những đối tượng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành của nhân học, phát triển (development) dù được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau song tư duy phổ biến về phát triển có thể được khái quát lại thành một số điểm chính sau. Thứ nhất, phát triển thường hàm ý sự cải thiện (sự tốt đẹp hơn cho địa phương, quốc gia, toàn cầu), tăng quyền (xây dựng các khả năng lập kế hoạch, quản lý về những biến đổi liên quan đến tăng trưởng) và sự tham gia (sự nhập cuộc của các thành viên trong các nhóm xã hội vào các quyết định có ảnh hưởng đến họ ở hiện tại và trong tương lai). Thứ hai, phát triển thường hàm ý từ bên ngoài, có thể tạo ra thách thức đối với các thực hành văn hóa hiện có của các cộng đồng được phát triển. Các cơ hội phát triển không xuất hiện như một gói tổng thể, mà là một phần của một hệ thống văn hóa phức tạp bao gồm nhiều yếu tố, nhiều giá trị và hệ quả. Thứ ba, phát triển là một quá trình, không phải là một sự kiện, không chỉ đơn giản là một khái niệm. Thứ tư, quá trình phát triển thường liên quan đến thương lượng và xung đột giữa các nhóm liên quan đến các giá trị và mục tiêu của ai sẽ được thể hiện trong sự biến đổi và các luật lệ của ai sẽ được áp dụng trong quá trình phát triển. Thứ năm, đối với các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là đối với nhân học, phát triển là một hình thức của biến đổi xã hội.
Giới thiệu sách
Giới thiệu sách "Nhân học phát triển: Lịch sử, lý thuyết và công cụ thực hành"

Đối với nhân học, phát triển không chỉ là mục tiêu phấn đấu mà còn là đối tượng rộng lớn của nhân học ở ba khía cạnh: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành. Các nhà nhân học thường nhấn mạnh rằng phát triển không phải là một sự kiện đơn nhất mà phát triển là một quá trình bao hàm nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm, nhiều nội dung, nhiều thực thể, nhiều cấp độ, nhiều khu vực và có một lịch sử nhiều thập kỷ. Như vậy, phát triển bao gồm nhiều chiều cạnh khác nhau: nhà ở, vệ sinh, y tế, nước sạch, giáo dục, an toàn lương thực, bảo tồn, việc làm, tăng quyền, xóa đói giảm nghèo, khả năng gây ảnh hưởng đối với hoạch định chính sách và nhiều vấn đề khác. Sự quan tâm và gắn kết của nhân học với phát triển cũng bao hàm những cách thức và mức độ khác nhau, có thể khái quát lại thành ba hướng cơ bản. Hướng thứ nhất là các nhà nhân học hàn lâm lấy các vấn đề của phát triển làm đối tượng nghiên cứu (nghiên cứu nhân học về phát triển). Hướng thứ hai là các nhà nhân học ứng dụng tri thức và phương pháp nhân học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn phát triển (ứng dụng nhân học trong phát triển). Hướng thứ ba là các nhà nhân học tham gia xây dựng chính sách, quản lý chính sách, triển khai chính sách, giám sát và đánh giá chính sách/chương trình/dự án phát triển (thực hành nhân học trong phát triển).

Các nghiên cứu được tập hợp trong cuốn sách này đề cập đến cả ba hướng tiếp cận phát triển nêu trên của nhân học từ các góc độ lịch sử, lý thuyết và công cụ thực hành. Đây là một tuyển tập gồm nhiều bài viết giúp sinh viên nhân học và độc giả hiểu sâu rộng và hệ thống hơn về một lĩnh vực quan trọng của ngành học: Nhân học phát triển.

Mục lục

Lời giới thiệu: Nhân học phát triển là gì?

Nguyễn Văn Sửu

Phần 1: Lịch sử và lý thuyết  

  1. Khẳng định lại nhân học ứng dụng: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Barabara Rylko-Bauer, Merrill Singer, John van Willigen

  1. Những thách thức của nhân học ứng dụng

Paul Sillitoe

  1. Nhân học trong phát triển

John van Willigen, Elaine Drew, Carol Jo Evans, Elizabeth Williams

  1. Các diễn ngôn về phát triển: Quan điểm của nhân học

R.D. Grillo

  1. Từ quan sát tham gia đến phát triển tham gia: Làm cho nhân học có hiệu quả

Paul Sillitoe

  1. Vai trò của mô tả dân tộc học: Vai trò của mô tả dân tộc học trong đánh giá dự án

Johan Pottier

  1. Nhân học và phát triển: Các khung phê phán

Thomas Yarrow và Soumhya Venkatesan

  1. Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo

Nguyễn Văn Sửu

Phần 2: Các công cụ thực hành

  1. Tổng quan về quy trình đánh giá tác động xã hội

John Western và Mark Lynch

  1. Đánh giá nông thôn có sự tham gia

John van Willigen, Hussein Mahmoud

  1. Nghiên cứu hành động và Nghiên cứu hành động có sự tham gia

Elaine Drew, Wini P. Utari, John van Willigen

  1. Nghiên cứu cộng tác

John van Willigen

  1. Môi giới văn hóa

John van Willigen

  1. Hành động văn hóa

Barbara A. Cellarius, Deborah Crooks, Patricia Kannapel, Julianna McDonald, Cynthia Reeves, John van Willigen

  1. Tiếp thị xã hội

John van Willigen

  1. Các dự án phát triển và mâu thuẫn đất đai: Một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu nhân học

Nguyễn Văn Sửu

Tác giả: Nguyễn Văn Sửu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây